Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Những người đang mang thai và những người mới mang thai bị nhiễm virus Covid-19 có nguy cơ cao cần được chăm sóc y tế. Phụ nữ đang mang thai và mới phát hiện mang thai thuộc nhóm có nguy cơ cao nhiễm Covid-19 và cần được chăm sóc đặc biệt về y tế.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC ghi nhận trong khoảng từ ngày 22/01/2020 đến ngày 29/11/2021 có 148327 bệnh nhân mang thai nhiễm Sars-CoV-2 (Virus gây ra COVID-19) và 241 thai phụ tử vong do COVID-19. Trong số 121973 thai phụ khai báo thông tin nhập viện, có khoảng 20,6% nhập viện do COVID-19 hoặc các tình trạng liên quan đến thai kì.
COVID-19 ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào?
So với những người không mang thai ở cùng độ tuổi, phụ nữ đang mang thai và mới mang thai bị nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng được yêu cầu phải nhập viện chăm sóc đặc biệt bằng thở máy hoặc phải sử dụng kỹ thuật hỗ trợ trao đổi thông qua máy thở hoạt động như phổi nhân tạo ((ECMO).
Tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong do COVID-19 cũng cao hơn. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến diễn biến bệnhnghiêm trọng và tử vong ở thai phụ nhiễm COVID-19 bao gồm: tuổi cao, thừa cân và có tiền sử bệnh huyết áp cao và tiểu đường.
Mắc Covid-19 trong thai kì làm tăng nguy cơ sinh non và có liên quan đến tỉ lệ cao thai chết trước sinh hoặc trong khi sinh (thai lưu). Dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho thấy từ tháng 03/2020 đến tháng 09/2020 ở Mỹ, tỉ lệ thai lưu ở phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 là 273 ca trong số 21653 ca sinh (chiếm 1,26%) so với 7881 ca mắc trong số 1227981 ca sinh (chiếm 0,64%) ở phụ nữ không nhiễm Covid-19.
Tiêm vaccine phòng Covid-19 có an toàn trong quá trình mang thai không?
Vaccine Covid-19 chứa virus đã bị bất hoạt, vì vậy phụ nữ mang thai và thai nhi không thể nhiễm virus Covid-19 từ việc tiêm chủng. Hơn nữa, việc theo dõi liên tục trong suốt giai đoạn thai kì sau tiêm chủng cho thấy việc tiêm chủng không làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc các mối lo ngại khác về an toàn thai kì, cũng không có tác dụng phụ nào đối với sự phát triển của thai nhi sau khi sinh.
Tiêm phòng Covid-19 được khuyến cáo trước khi mang thai hoặc bất kì thời gian nào trong gia đoạn mang thai để giảm nguy cơ mắc bệnh nặng ở thai phụ và giảm nguy cơ ảnh đến thai nhi bao gồm cả sinh non và tử vong. Tuy nhiên, theo dữ liệu báo cáo từ CDC, chỉ có 35% phụ nữ ở Mỹ mang thai từ 18-49 tuổi được tiêm phòng vắc xin Covid 19 đầy đủ trước hoặc trong khi mang thai tính đến ngày 27/11/2021.
Tại Mỹ, bất kì loại Vaccin nào trong 3 loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép hiện này đều có thể tiêm được với phụ nữ đang mang thai hoặc mới mang thai.
Đối với những người dưới 18 tuổi, Pfizer-BioNTech hiện đang là hãng cung cấp vắc xin duy nhất được cấp phép cho người mang thai và đang cho con bú.
Và đối với phụ nữ mang thai trên 50 tuổi nên lưu ý nguy cơ hiếm gặp của huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu, một tình trạng đặc trưng bởi cục máu đông và số lượng tiểu cầu thấp đã được báo cáo sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid của hãng Johnson & Johnson/Janssen
Tiêm phòng COVID-19 trong thời kì cho con bú
Tiêm phòng COVID-19 được khuyến cáo cho những người đang cho con bú để giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19. Ngoài ra, những người tiêm vaccine mRNA Covid-19 (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) đã được phát hiện có kháng thể trong sữa của họ, có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nguy cơ nhiễm bệnh.
Tiêm vaccine bổ sung trong quá trình mang thai và sau sinh
Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo rằng những người đang mang thai và mới mang thai (trên 6 tuần sau sinh) nên tiêm nhắc lại một liều vaccine ngừa Covid-19 sau khi hoàn thành các mũi vaccine ban đầu.
Nguồn://jamanetwork.com