HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

ĐẬU MÙA KHỈ - CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN

Nỗi ám ảnh từ cơn đại dịch Covid-19 vừa qua đi, thế giới đã phải đối mặt với một căn bệnh truyền nhiễm khác mang tên Đậu Mùa Khỉ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát đi những cảnh báo về căn bệnh này và những nguy cơ bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Dưới đây là những thông tin về căn bệnh đậu mùa khỉ mà người dân cần lưu ý để phòng tránh.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Con đường lây lan của bệnh này?

can-lam-gi-de-ngua-benh-dau-mua-khi

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là loại bệnh truyền nhiễm do virus thuộc chủng Orthopoxvirus gây ra. Loại virus gây bệnh đậu mùa khỉ này cũng khá tương đồng với loại virus đậu mùa truyền thống đã từng gây một nỗi sợ hãi cho con người.

Cái tên “đậu mùa khỉ” bắt nguồn từ việc những phát hiện ban đầu về một loại virus trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch. Năm 1970 phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Cộng hòa Dân chủ Công gô và lây lan sang các khu vực Trung và Tây Phi.

Theo như nghiên cứu hiện nay, virus đậu mùa khỉ có điểm xuất phát tại Châu Phi do con người đang có xu hướng xâm lấn sâu vào thế giới của động vật hoang dã - nơi virus đậu mùa khỉ tồn tại. Tính đến nay đã có hơn 92 ca bệnh đậu mùa khỉ và có hơn 28 ca có dấu hiệu nghi nhiễm tại 12 quốc gia trên thế giới. WHO cũng dự báo sẽ còn nhiều ca bệnh xuất hiện hơn trong thời gian tới. 

Bắt nguồn từ một loại virus có trên các động vật có vú nhỏ như chuột hoặc khỉ ở Châu Phi, bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ có những triệu chứng giống với bệnh đậu mùa trước đây như sốt, mệt mỏi, sau đó là nổi các nốt đậu mùa trên cơ thể.

benh-dau-mua-khi-la-benh-gi

Bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây truyền từ động vật sang người hoặc từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, giọt bắn, vết thương hở; lây truyền từ mẹ sang con hoặc tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. 

Không chỉ lây truyền trực tiếp, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm qua đường gián tiếp bằng cách tồn tại trên các vật thể trung gian, từ đó sẽ bám vào cơ thể của con người một cách thụ động. 

Triệu chứng nhận biết bệnh đậu mùa khỉ

Vì thuộc cùng họ đậu mùa với nhau nên bệnh đậu mùa khỉ cũng có những triệu chứng giống bệnh đậu mùa truyền thống, tuy nhiên mức tổn thương da sẽ nghiêm trọng hơn và bệnh nhân sẽ có những hạch to trên cơ thể.

trieu-chung-benh-dau-mua-khi

Người bệnh mắc đậu mùa khỉ ngoài những biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, sưng hạch thì sẽ có 2 giai đoạn bệnh như sau:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát. Khi virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện thường gặp như sốt, đau đầu, sưng hạch. Thông thường giai đoạn này kéo dài khoảng 5 ngày.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng phát ban trên mặt hoặc toàn bộ cơ thể từ 1 đến 3 ngày. Tình trạng đỏ rát trên da dần xuất hiện, sần ngứa và nổi mụn nước, mưng mủ và chảy dịch vàng. 

Theo nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế (UKHSA), tỷ lệ bệnh nhân thuộc nhóm cộng đồng LGBT đang chiếm tỉ lệ cao khoảng 57% trong số ca bệnh. 

Mức độ nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ hiện nay

Đậu mùa khỉ đa số chỉ phát triển trong khu vực Tây và Trung Phi, các ca bệnh được ghi nhận bên ngoài khu vực này đều có lịch sử đi du lịch đến nơi bệnh thường xảy ra hoặc thông qua động vật nhập khẩu.

Theo thống kê của WHO, từ tháng 1/1/2022 đến 22/7/2022, thế giới đã ghi nhận 16,016 ca bệnh, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực châu Âu và châu Mỹ và có 5 trường hợp tử vong. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có ca bệnh đậu mùa khỉ nào. Tuy nhiên, WHO cảnh báo vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, nguy cơ xâm nhập của bệnh từ thấp đến trung bình do hiện tại giao thông giữa các quốc gia đang được nới lỏng. 

Đâu là phương pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ?

Phương pháp hiệu quả nhất để ngừa bệnh đậu mùa khỉ là tiêm vaccine. Vaccine MVA-BN - còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos đã được WHO phê duyệt vào năm 2019 có khả năng chống lại bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên WHO không khuyến cáo tiêm chủng rộng rãi bởi căn bệnh này không dễ lây lan.

phuong-phap-ngua-benh-dau-mua-khi

Người dân cần chủ động thực hiện những phương pháp được Bộ Y Tế khuyến cáo như sau:

- Che miệng và mũi khi hắt hơi để ngăn ngừa giọt bắn; thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến địa điểm đông người; hạn chế tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ hoặc những người có lịch sử đi du lịch đến các nước khu vực châu Phi;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, khai báo y tế khi có lịch sử di chuyển qua những nước có bệnh đậu mùa khỉ;
- Duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng;
- Liên hệ ngay với cơ sở y tế nếu thấy nghi ngờ bản thân có dấu hiệu mắc đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ là một loại bệnh truyền nhiễm không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn gây tổn thương trên bề mặt da. Mặc dù bệnh khá mới và chưa có khả năng lây nhiễm cao nhưng chúng ta không nên chủ quan. Hãy liên hệ với Dr. Binh Tele_Clinic ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân xuất hiện những dấu hiệu của đậu mùa khỉ để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình nhé.

CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com  – Website: www.drbinh.com
Facebook: fb.com/biquyetchamsocsuckhoe

CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: fb.com/365medihome

TAGS :

Drbinh khám sức khỏe khám sức khỏe định kỳ medihome phòng khám đa khoa sức khỏe đậu mùa đậu mùa khỉ

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo