HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Glocom tăng nhãn áp góc đóng là gì? nguyên nhân, cách chữa

Bệnh Glocom Tăng nhãn áp góc đóng là một tật ở mắt có thể gây các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tầm nhìn bị hạn chế, nhòe mờ... Bệnh Glocom góc đóng xuất hiện khi áp lực trong mắt tăng lên đột ngột. Bệnh được các bác sĩ khuyến cáo cần có phác đồ điều trị sớm tránh gây các tổn thương nghiệm trọng tới mắt.

1. Tìm hiểu bệnh tăng nhãn áp góc đóng là gì?

Tăng nhãn áp góc đóng là một loại bệnh bác sĩ nhãn khoa đánh giá là khá nghiêm trọng bị gây nên khi lượng thủy dịch bị chặn không thoát ra ngoài được và áp lực bên trong mắt bị tăng lên một cách đột ngột. Người bị bệnh tăng nhãn áp có thể bị mù lòa nếu không có phương pháp điều trị bệnh Glocom phù hợp.

Bệnh Glocom góc đóng được phân biệt thành 2 loại là Tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát và tăng nhãn áp góc đóng thứ phát:

+ Glôcôm góc đóng nguyên phát là một loại rối loạn do vùng bè bị che lấp vì chân mống mắt bị đẩy hoặc bị kéo ra và gây tắc nghẽn góc tiền phòng. Glôcôm góc đóng nguyên phát bị gây ra những tổn thương không thể hồi phục ở dây thần kinh thị giác. Cho nên cần phải chẩn đoán sớm và kịp thời điều trị cho bệnh nhân. 

+ Glôcôm góc đóng thứ phát là hiện tượng xuất hiện bệnh glôcôm với cơ chế góc tiền phòng bị đóng lại. Tuy nhiên, trường hợp bệnh tăng nhãn áp này có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Glôcôm góc đóng thứ phát được chia làm hai loại theo cơ chế gây bệnh là Glôcôm góc đóng thứ phát có tắc nghẽn đồng tử và Glôcôm góc đóng thứ phát không có tắc nghẽn đồng tử.

Mắt bị tăng nhãn áp góc đóng, triệu chứng nguy hiểm ở mắt gây mù lòa

Mắt bị tăng nhãn áp góc đóng, triệu chứng nguy hiểm ở mắt gây mù lòa

2. Nguyên nhân gây bệnh glôcôm tăng nhãn áp góc đóng ở mắt

Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế trên thế giới, nguyên nhân gây bệnh thiên đầu thống góc đóng có nhiều:

+ Do hệ thống kênh nhỏ có lưới mô ở giữa lớp giác mạc và mống mắt :

Chất lỏng ở trong mắt được dẫn ra ngoài qua một hệ thống các kênh nhỏ có lưới mô ở giữa lớp giác mạc và mống mắt. Nguyên nhân gây bệnh Glocom tăng nhãn áp góc đóng là do hệ thống kênh nhỏ có lưới mô ở giữa lớp giác mạc và mống mắt di chuyển đến gần nhau tạo nên 1 góc đóng. Lúc này dây thần kinh thị giác có thể bị tổn thương.

Tăng nhãn áp do sự tích tụ dịch thủy trong mắt

Tăng nhãn áp do sự tích tụ dịch thủy trong mắt hệ thống kênh nhỏ có lưới mô ở giữa lớp giác mạc và mống mắt tạo thành 1 góc đóng

+ Do đồng tử bị giãn do các tác động và phản ứng của mắt:

Glôcôm góc đóng còn có thể xảy ra đột ngột khi đồng tử bị giãn ra khi nhỏ thuốc, tâm trạng phấn phấn khích, mắt đi vào một căn phòng tối, căng thẳng hoặc do tác dụng phụ của một vài loại thuốc như thuốc cảm, dị ứng, chống trầm cảm.

Đồng tử bị giãn là một trong các nguyên nhân gây bệnh Glocom góc đóng ở mắtĐồng tử bị giãn là một trong các nguyên nhân gây bệnh Glocom góc đóng ở mắt

+ Do các loại bệnh lý khác trên cơ thể

Glôcôm góc đóng có thể do các bệnh lý khác gây ra như viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, khối u ở mắt, võng mạc tiểu đường…

+ Do phụ nữ trung niên bị tật viễn thị hoặc di truyền

Người có tiền sử di truyền, người bị tật viễn thị ở tuổi trung niên đều có nguy cơ mắc phải loại bệnh này. Đặc biệt là bệnh Glôcôm góc đóng có tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn.

3. Triệu chứng ở bệnh tăng nhãn góc đóng nguyên phát và thứ phát

Tùy vào loại tăng nhãn áp góc đóng là nguyên phát hay thứ phát mà sẽ có những triệu chứng khác nhau.

3.1. Dấu hiệu bệnh glôcôm góc đóng thứ phát

Khi bệnh nhân mắc Glôcôm góc đóng thứ phát sẽ có các dấu hiệu xuất hiện dữ dội và đột ngột

+ Mắt bị đau nhức lan tới đỉnh đầu một cách đột ngột và dữ dội

+ Nhãn cầu bị căng cứng

+ Chảy nước mắt, sợ sáng, mắt đỏ và mi nề

+ Thị lực bị giảm nhanh chóng và có thể mất hẳn, nhìn mờ, nhìn các vật phát sáng thấy những quầng màu xanh đỏ

+ Có thể gặp phải các dấu hiệu khác như đau bụng, buồn nôn, vã mồ hôi… nên thường bị nhầm là cảm sốt và chủ quan.

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính được bác sĩ khuyến cáo cần điều trị gấp

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính được bác sĩ khuyến cáo cần điều trị gấp

3.2. Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp glôcôm góc đóng nguyên phát

Các triệu chứng cũng giống như tăng nhãn áp góc đóng thứ phát, tuy nhiên không dữ dội bằng. Những cơn đau nhức đầu, nhức mắt thi thoảng xuất hiện và thoáng qua, thị lực giảm khi có cơn đau. Các cơn đau sẽ tăng dần tần suất và thị lực cũng bị giảm theo.

4. Tiêu chuẩn chẩn đoán Glocom góc đóng ở mắt

Để chuẩn đoán mắt có bị tăng nhãn áp góc đóng hay không, bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành các kiểm tra ở mắt dựa trên các xét nghiệm và khám lâm sàng:

4.1. Kiểm tra và đánh giá thị lực của người bệnh

Đây là bước đầu để kiểm tra sức khỏe của mắt. Cách kiểm tra rất đơn giản nhất là đo với kính lỗ, che 1 bên mắt và yêu cầu bệnh nhân nhìn và đọc các kí tự có kích thước từ lớn đến nhỏ bằng mắt còn lại. Phương pháp này giúp bác sĩ nhãn khoa kiểm tra tổng thể về thị lực và tình trạng của mắt

4.2. Chẩn đoán qua máy đo nhãn áp

Đo nhãn áp giúp xác định yếu tố quan trọng của dấu hiệu mắt tăng nhãn áp. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm của bệnh, không phải lúc nào nhãn áp cũng cao mà lên xuống một cách thất thường. Vì vậy những người bệnh có nhãn áp ở khoảng nghi ngờ phải đo nhãn áp nhiều lần trong một ngày và được theo dõi khoảng 1 tuần.

Hiện tại, PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic đang có chương trình đo nhãn áp miễn phí dành cho mọi khách hàng khi tới khám. Quá trình kiểm tra và chuẩn đoán mắt được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt Lê Thị Đông Phương, Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hải Phong, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Vân Anh.

Đo nhãn áp là phương pháp kiểm tra mắt bị bệnh tiên đầu thống góc đóng chính xác nhất

Đo nhãn áp là phương pháp kiểm tra mắt bị bệnh tiên đầu thống góc đóng chính xác nhất

4.3. Soi đáy mắt, chẩn đoán bệnh thiên đầu thống góc đóng

Biện pháp soi đáy mắt giúp phát hiện những tổn thương của bệnh glocom như là giảm viền thần kinh, lõm teo đĩa thị giác, mạch máu bị gãy khúc đường đi, xuất huyết võng mạc… 

4.4. Phương pháp đo thị trường mắt

Là phương pháp kiểm tra độ rộng khoảng lớn trước mắt hay "tầm nhìn ngoại vi". Phương pháp đo thị trường giúp bác sĩ nhãn khoa xác định người bị bệnh có gặp khó khăn khi nhìn các vật ở vùng nhất định trong thị trường hay không.

5. Phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp góc đóng hiệu quả

Tùy vào từng trường hợp glocom tăng nhãn áp mà bệnh nhân mắc mà các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp vì cách thức điều trị khác nhau. 

Phương pháp điều trị chủ yếu khi người bệnh mắc glocom góc đóng là sử dụng laser hoặc phẫu thuật. Thuốc không có khả năng chữa trị trong trường hợp này và chỉ là biện pháp bổ sung và chờ trước khi tiến hành phẫu thuật.

5.1. Điều trị Glocom tăng nhãn áp góc đóng cấp tính

Hướng điều trị bệnh Glocom tăng nhãn áp góc đóng là loại bỏ áp lực trong mắt và mở mống mắt chu biên. Bằng cách

+ Sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm co đồng tử, thu hẹp đồng tử bị giãn và làm giảm sự tiết dịch thủy ở mắt

+ Sử dung Laser để mở một lỗ nhỏ trên mống mắt bằng thủ thuật cắt mống mắt chu biên - laser iridotomy giúp dòng chảy thủy dịch bình thường trở lại.

+ Thực hiện kéo các cạnh mống mắt ra xa hệ thống kênh dẫn lưu thủy.

Phương pháp mổ mắt bị tăng nhãn áp góc đóng bằng laser cần được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Bất cứ tác động hoặc sai lầm nào khi điều trị mắt đều có thể dẫn tới các ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mổ mắt bị tăng nhãn áp bằng cách sử dụng Laser hiệu quả

Mổ mắt bị tăng nhãn áp bằng cách sử dụng Laser hiệu quả

5.2. Điều trị Glocom góc đóng mạn tính

Trường hợp này người bệnh cũng cần cắt mống mắt bằng phương pháp laser. Nếu như bệnh nhân bị góc hẹp khi không có dấu hiệu cũng cần phải dùng laser để dự phòng việc đóng góc. 

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng tuy không phải bệnh hiểm nghèo nhưng người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh mất đi thị lực vĩnh viễn. Bài viết trên đã tổng hợp kiến thức cần thiết về bệnh glocom góc đóng để bạn có thể tìm hiểu về bệnh cũng như phòng ngừa, bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất.

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo