HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Bệnh tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh tăng nhãn áp là gì? Chứng tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa thứ hai trên thế giới. Đây là một tật ở mắt xảy ra khi thủy dịch ở mắt sản xuất quá nhiều mà không thoát ra ngoài được. Bệnh cần được khám và điều trị kịp thời trước khi gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực, mù lòa…

1. Hiểu đúng bệnh tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp hay hội chứng Glocom còn có tên khác là bệnh thiên đầu thống hoặc cườm nước. Tăng nhãn áp là một loại bệnh ở mắt có liên quan việc thủy dịch bên trong nhãn cầu không thể thoát ra và tích tụ lại trong mắt gây ra hiện tượng áp lực thủy dịch tăng cao, tạo một áp lực đè nặng lên mắt. 

Nhiều người thường hiểu lầm tăng nhãn áp có phải là cận thị không? Thực tế đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy rằng đây không phải là một loại bệnh hiểm nghèo, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới nhiều tổn thương ở dây thần kinh thị giác. 

Bệnh tăng nhãn áp thường phát triển chậm rãi và không có triệu chứng. Vì vậy thị lực của người bệnh bị suy giảm từ từ khi dây thần kinh thị giác gặp vấn đề. Khi tăng nhãn áp đã tiến vào giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị mất đi thị lực. 

Hiện nay, bệnh tăng nhãn áp được chia thành hai loại chính:

+ Tăng nhãn áp góc mở: Là chứng bệnh phổ biến khi bị tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp mở khiến dây thần kinh thị giác tổn thương một cách từ từ và không gây cảm giác đau đớn. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể mất đi phần lớn thị lực. Nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp mở là người bệnh có hệ thống thoát nước mắt kém hiệu quả và dẫn tới sự tích tụ của áp lực trong mắt.

+ Tăng nhãn áp góc đóng: Là triệu chứng không mấy phổ biến của bệnh tăng nhãn áp. Đây được xem là trường hợp khẩn và có thể gây ra hiện tượng mất thị lực trong thời gian một ngày. Khi góc thoát nước trong mắt bị tắc nghẽn hoặc đóng thì sẽ gây ra bệnh này. Ngoài ra tăng nhãn áp đóng có thể tiến triển từ từ hoặc xảy ra một cách đột ngột.

Hình ảnh dưới mắt nhìn của người bình thường và người bị bệnh tăng nhãn áp

Hình ảnh dưới mắt nhìn của người bình thường và người bị bệnh tăng nhãn áp

2. Cảnh báo, nguyên nhân tăng nhãn áp ở mắt

Nguyên nhân của bệnh tăng nhãn áp là gì? Cho tới hiện nay vẫn chưa thể xác định cụ thể. Tuy vậy, các y bác sĩ chẩn đoán rằng di truyền trong gia đình là phần lớn nguyên nhân dẫn tới việc tăng nhãn áp.

+ Ngoài ra, nguyên nhân gây tăng nhãn áp còn bao gồm: Mắt bị chấn thương hoặc tiếp xúc với các chất hóa học độc hại, mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng, các nguyên nhân gây tăng nhãn áp còn xuất phát từ các tình trạng viêm mắt và mạch máu bị chặn bên trong mắt.

+ Một nguyên nhân khác là do phẫu thuật điều trị cận thị hoặc một bệnh lý khác về mắt nhưng lại gặp biến chứng gây ra trường hợp bệnh tăng nhãn áp.

Kiểm tra nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp ở mắt là gì?

Kiểm tra nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp ở mắt là gì?

3. Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp thường gặp phải

Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp là gì? Hầu hết các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở mắt thường khó phát hiện, các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp còn phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể:

+ Dấu hiệu tăng nhãn áp mở: Thị lực một bên mắt bị mất, mất tầm nhìn trung tâm của hai mắt, bị mất tầm nhìn xung quanh và chỉ nhìn được phía trước.

+ Biểu hiện tăng nhãn áp đóng: Thi thoảng có dấu hiệu xuất hiện những cơn đau đầu, đau mắt dữ dội, buồn nôn, ói mửa, mắt bị mờ và đỏ.

+ Triệu chứng của tăng nhãn áp thứ phát: nhìn thấy quầng sáng, đục thủy tinh thể gây ra hạn chế tầm nhìn của mắt

+ Dấu hiệu tăng nhãn áp bẩm sinh ở trẻ em: mắt nhạy cảm với ánh sáng, mí mắt co thắt, mắt chảy nước liên tục, kích thước tròng đen lớn do bị giãn ra, trẻ thường có dấu hiệu dụi mắt, nhắm mắt 1 thời gian hoặc nheo mắt do không nhìn rõ

Dấu hiệu bệnh tăng nhãn áp ở mắt người so sánh với mắt thường

Dấu hiệu bệnh tăng nhãn áp ở mắt người

4. Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không? Các điều trị hiệu quả

Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu phát hiện ra sớm và kịp thời điều trị thì có thể ngăn các tổn thương và làm chậm quá trình thị lực bị mất. 

Bệnh nhân có thể điều trị tăng nhãn áp bằng những cách sau

4.1. Sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp theo chỉ định bác sĩ

Thuốc điều trị thường được các bác sĩ lựa chọn để điều trị cho người bệnh vào giai đoạn đầu, giúp chất lỏng trong mắt được giảm và quá trình thoát thủy dịch được cải thiện.

4.2. Điều trị chứng tăng nhãn áp bằng Laser

Trong trường hợp thuốc nhỏ mắt không đạt được hiệu quả, người bệnh có thể được các bác sĩ khuyên điều trị bằng laser. Các loại laser có thể lựa chọn bao gồm: Laser Trabeculoplasty, Laser Cyclo Diode, Laser Iridotomy.

4.3. Mổ tăng nhãn áp bằng phương pháp vi phẫu

Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, để tránh nguy cơ mất thị lực, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Hiện nay, có ba phương pháp mổ tăng nhãn áp là phương pháp cắt bè củng giác mạc, phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch, phương pháp mổ bằng laser.

Thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mắt là gì? Hướng dẫn cách chữa bệnh hiệu quả

Thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mắt là gì? Hướng dẫn cách chữa bệnh hiệu quả

5. Đo nhãn áp mắt và tư vấn cách điều trị tại PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic

Hiện tại, Phòng khám đa khoa Dr. Binh Tele_Clinic đang có chương trình "Đo nhãn áp miễn phí" dành cho mọi đối tượng. Khách hàng tới phòng khám sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kiểm tra tình trạng mắt một cách chuyên nghiệp, hoàn toàn không mất phí.

Là một trong những phòng khám tư TOP đầu Hà Nội, Dr. Binh không chỉ sở hữu hệ thống máy đo nhãn áp, máy kiểm tra thị lực mắt hiện đại. Tại đây còn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt chuyên nghiệp có kinh nghiệm lâu năm:

+ Bác sĩ chuyên khoa mắt Lê Thị Đông Phương - Phó giáo sư, tiến sĩ khoa mắt: Người có kinh nghiệm 38 năm trong nghề và từng là Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Quân đội 108

+ Bác sĩ chuyên khoa mắt Vũ Hải Long - Thạc sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh về mắt.

+ BSCK II Nguyễn Thị Vân Anh - Bác sĩ chuyên khoa mắt với kinh nghiệm trên 35 năm từng là Phó trưởng khoa Mắt - BV Việt Xô

Tiến sĩ . Bác sĩ Phạm Ngọc Đông - Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện mắt Trung Ương - Trưởng khoa Kết - Giác mạc kiêm Giám đốc Ngân hàng mắt - Bệnh viện Mắt Trung ương

Bác sĩ chuyên khoa Mắt Phương Đông có kinh nghiệm hơn 38 năm trong nghề

Bác sĩ chuyên khoa Mắt Phương Đông có kinh nghiệm hơn 38 năm trong nghề

Ngoài ra với trang thiết bị hiện đại cùng y bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp chẩn đoán sớm bệnh tăng nhãn áp cho các bệnh nhân. 

Bệnh tăng nhãn áp là gì? Chắc chắn quý khách đã có câu trả lời. Nắm rõ thông tin về bệnh tăng nhãn áp glocom ở mắt như triệu chứng, thuốc điều trị, phác đồ điều trị bệnh tăng nhãn áp... giúp bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh.

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo