HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Lưu ý triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em trong 3 giai đoạn

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em như: sốt cao, xung huyết, phát ban, chảy máu cam, đi ngoài phân đen.. Ngoài ra, tùy từng giai đoạn, trẻ sẽ có các biểu hiện của bệnh khác nhau. Nếu không chú ý, các mẹ sẽ dễ dàng nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm do virut thông thường dẫn đến chậm trễ trong quá trình điều trị, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Hiểu đúng về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, phân biệt với cảm cúm thông thường

Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguồn lây từ muỗi vằn, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan trên diện rộng nếu không biết cách điều trị và phòng tránh đúng cách.

Đặc biệt sốt xuất huyết Dengue hay “virut đen” gây ra bởi 1 trong 4 huyết thanh Virut thuộc chi Flavivirus là Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Người bị nhiễm sẽ đi kèm nhiều triệu chứng phát ban, nhức đầu, đau hốc mắt, buồn nôn, nôn ói, đau bụng cấp…

Trẻ em bị sốt xuất huyết sẽ vô cùng nguy hiểm do sức đề kháng kém. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường gồm sốt cao liên tục, chảy máu mũi, chảy máu chân răng… Nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.

Đầu tháng 5 năm 2022, Tổng cục thống kê đã công bố ghi nhận 26.000 ca Sốt xuất huyết, trong đó có 26 ca đã tử vong. Riêng TpHCM tăng 46% so với năm 2021.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết và phân biệt với cảm cúm thông thường

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em dễ nhận biết và phân biệt với cảm cúm thông thường

2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ở 3 giai đoạn

Biểu hiện ở trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết không dễ để nhận biết so với các căn bệnh có nguồn gốc từ virut thông thường. Khi mới nhiễm bé có thể bị đau đầu, mỏi và đau cơ thể, sau đó bị sốt kèm theo biểu hiện phát ban, chảy máu cam do xung huyết. Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy vào giai đoạn của bệnh.

2.1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ: Giai đoạn đầu (sốt)

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em là sốt cao liên tục (khoảng 39-40 độ). Các mẹ thường dễ dàng nhầm với bệnh cảm sốt thông thường. Chị em phân biệt qua  các biểu hiện như: da xung huyết, xuất hiện các chấm xung huyết dưới da, đau cơ, nhức hai hốc mắt của trẻ, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi…

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn đầu

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn đầu

2.2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em: Giai đoạn nguy hiểm

Đây là giai đoạn 3-7 ngày sau khi bé mắc bệnh. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ở giai đoạn nguy hiểm gồm:

  • Sốt cao thuyên giảm thoát dần
  • Bụng chướng to do huyết tương trong máu ra ồ ạt cần được can thiệp ngay nếu không dẫn đến tử vong (Tình trạng này sẽ kéo dài 1-2 giờ)
  • Gan to bất thường
  • Tràn dịch ở màng phổi, màng bụng
  • Mi mắt có dấu hiệu phù nề
  • Lạnh đầu chi, da lạnh, ẩm, mạnh nhanh nhỏ
  • Tiểu ít
  • Da xuất hiện các mảng bầm tím, rải rác các nốt xuất huyết ở cẳng chân, mặt, cánh tay, bụng, đùi, sườn, niêm mạc
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Đi tiểu ra máu

Bệnh nhi sốt xuất huyết là trường hợp nguy hiểm do sức đề kháng kém nên ở giai đoạn nguy hiểm, các chị em cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé. Với bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần liên lạc ngay với cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Khi ở giai đoạn nguy hiểm, cho trẻ đi xét nghiệm tại trung tâm y tế sẽ phát hiện lượng tiểu cầu của bé giảm mạnh xuống dưới 100.000/mm3, vô cùng nguy hiểm.

Xuất huyết không phải triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em nhất định phải có. Nhưng trong 3-7 ngày sau khi mắc bệnh cũng đang là thời kì nguy hiểm cần theo dõi sát sao. Bé có thể xuất hiện tình trạng: giảm tri giác, giảm thân nhiệt hoặc tụt huyết áp.

Trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, bé có dấu hiệu sốt cao, chảy máu mũi

Trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, bé có dấu hiệu sốt cao, chảy máu mũi

Chảy máu mũi ở trẻ, biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ cực nguy hiểm

Chảy máu mũi ở trẻ, biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ cực nguy hiểm

2.3. Giai đoạn phục hồi

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ khi tiết vào giai đoạn phục hồi: đi tiểu nhiều, thèm ăn, hết sốt, huyết áp ổn định, bạch cầu tăng nhanh. Lượng tiểu cầu cũng khôi phục trở về mức bình thường. Giai đoạn này diễn ra  sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ.

3. Lưu ý quan trọng khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bé

Ngay khi phát hiện các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và điều trị tại nhà các mẹ cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Giảm nhiệt độ cho trẻ: Nếu để bé bị sốt quá cao và thân nhiệt tăng quá mức có thể dẫn tới co giật gây nguy hiểm. Hãy dùng khăn thấm nước và lau nhẹ nhàng người bé. Nếu như trẻ không bớt sốt thì lúc này bố mẹ mới cân nhắc sử dụng thuốc.
  • Sử dụng thuốc nếu cần thiết: Paracetamol là loại thuốc phù hợp để dùng hạ sốt cho trẻ, không nên dùng aspirin hay là NSAID vì nó sẽ gây chảy máu do rối loạn đông máu.
  • Nạp chất lỏng: Khi trẻ bị sốt xuất huyết, bố mẹ cần lưu ý hãy cho trẻ uống nhiều nước nhất có thể, kết hợp với truyền dịch nếu bé không thể uống nữa.
  • Chú ý về dinh dưỡng: Cần chú ý cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng, tránh thức ăn quá dầu mỡ. Nên chia nhỏ số bữa ăn để trẻ có thể hấp thụ được hết các dưỡng chất trong khi bị bệnh.

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ nhanh khỏi

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ nhanh khỏi

4. Hướng dẫn biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Mặc dù đã có vắc xin phòng chống bệnh nhưng lại chưa được sản xuất phổ biến cho người dân bởi vì hiệu quả của nó không như mong đợi. Do vậy, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là phải tiêu diệt nguồn lây nhiễm virut là muỗi vằn. Các hộ gia đình cần phải dọn dẹp môi trường sống và sinh sản của muỗi bằng cách đậy kín nắp của những chỗ chứa nước, vệ sinh sạch sẽ khu vực rác cũng như ao tù nước đọng. 

Bên cạnh đó thì bố mẹ cũng phải phòng tránh cho trẻ bằng những cách sau đây

  • Thuốc đuổi muỗi: Khi trẻ đi ra ngoài nên sử dụng thuốc đuổi muỗi để bảo vệ bé. Đa số các thuốc đuổi muỗi cho trẻ em có dạng xịt hoặc kem bôi và không chứa chất gây hại tới sức khỏe của bé nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra dầu bạch đàn chanh cũng có tác dụng đuổi muỗi tương tự như các loại thuốc trên thị trường.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, cá nhân: Hạn chế để nước đọng ở khu vực trong nhà và xịt thuốc khử trùng thường xuyên để phòng tránh sự xuất hiện của muỗi.
  • Lưới bảo vệ cửa sổ: Các tấm lưới chắn được lắp trên cửa sổ cũng phần nào ngăn cản được sự xâm nhập của muỗi vào trong nhà, đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Mắc màn khi ngủ: Thời điểm hoạt động của muỗi chủ yếu là buổi tối nên khi bố mẹ cho trẻ đi ngủ thì nên mắc màn cho bé để tránh muỗi vào khu vực giường ngủ. Ngoài ra, nên sử dụng các biện pháp diệt muỗi an toàn ở phòng của trẻ trước khi để trẻ vào trong.

Ngăn ngừa các tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết từ bây giờ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn, chị em cần nắm rõ để theo dõi tình trạng sức khỏe bé chính xác nhất. Nếu chưa có kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết ở nhà cho trẻ, các mẹ có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế gần nhất hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia nhi để được tư vấn.

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo