HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU

Sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến đối với cả nam và nữ. Khi phát hiện ra bệnh, người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng về sau. Mặc dù đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng không phải ai cũng nắm được cách điều trị và lường trước được hậu quả. Dưới đây là những điều cần biết khi điều trị sỏi tiết niệu mà Dr. Binh Tele_Clinic đã giúp bạn tổng hợp. 

nhung-dieu-can-biet-ve-soi-tiet-nieu

Những kiến thức cần biết về bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là sự kết tụ các hoạt chất bị ứ đọng lại, thường là do độ PH trong nước tiểu thay đổi, hoặc nước tiểu bị cô đặc.

Hệ tiết niệu là 1 tổ hợp của các bộ phận như thận trái, thận phải, bàng quang, 2 niệu quản và niệu đạo. Khi 1 trong các bộ phận này xuất hiện sỏi thì đều được gọi chung là sỏi tiết niệu. Hiện nay tại Việt Nam, có khoảng 12% bệnh nhân mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. 

Hầu hết các loại sỏi đều được hình thành tại vị trí thận sau đó di chuyển xuống các bộ phận như bàng quang, niệu đạo…

cac-dang-soi-tiet-nieu

Một số loại sỏi tiết niệu thường gặp như: 

- Sỏi Calcium: Thường có số bệnh nhân nhiều nhất, hơn 80% các ca bệnh sỏi tiết niệu mắc loại sỏi calcium này. Nguyên nhân được xác định là do nồng độ calci trong nước tiểu tăng;
- Sỏi Phosphat: Các bệnh nhân mắc loại sỏi này thường chiếm khoảng 15% các trường hợp bệnh. Loại sỏi này thường có hình dạng giống san hô, cỡ lớn, nguyên nhân hình thành được xác dịnh là do vi khuẩn Proteus hoặc do bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
- Sỏi Oxalat: Những người mắc bệnh này thường sống khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường kết hợp với sỏi Calci hình thành sỏi Oxalat Calci;
- Ngoài các bệnh sỏi tiết niệu thường gặp ra, một số bệnh sỏi khác như Acid Uric; Cystin,.. Mỗi 1 loại sỏi sẽ gây cho người bệnh những triệu chứng và tình trạng bệnh khác nhau. Việc nắm rõ được nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp ích rất nhiều nếu chẳng may mình là người bị mắc.

Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh sỏi tiết niệu?

nguyen-nhan-hinh-thanh-soi-tiet-nieu

Nguyên nhân hình thành bệnh sỏi tiết niệu được xác định hầu hết đều do người bệnh nạp không đủ lượng nước trung bình cho cơ thể mỗi ngày và thường xuyên nhịn tiểu, dẫn đến việc nước tiểu bị đọng lại quá lâu rồi hình thành nên sỏi. Bên cạnh đó, sỏi tiết niệu cũng do các nguyên nhân khác như: Sự hòa tan của các muối khoáng trong nước tiểu: oxalat, canxi, urat; di truyền hoặc người có tiền sử ắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu…

Những triệu chứng và biến chứng cần biết về bệnh sỏi tiết niệu

Việc phát hiện kịp thời bệnh sỏi tiết niệu sẽ giúp người bệnh thuận lợi hơn trong quá trình chữa bệnh sau này. Hầu hết bệnh sỏi tiết niệu ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện hoặc vô tình được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe. 

Người bệnh có thể lưu ý một số các triệu chứng cơ bản của bệnh như sau:
- Sự bất thường khi đi tiểu: Nước tiểu có màu khác lạ; đau buốt khi đi tiểu; tiểu khó; tiểu ra máu, ngắt quãng;
- Vùng lưng và hông thường xuyên xuất hiện những cơn đau thắt bất thường;
- Một số trường hợp chuyển nặng, bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ có biểu hiện sốt kèm cảm giác chóng mặt buồn nôn. 

Sỏi tiết niệu thường khó nhận biết vào thời điểm mới phát triển nên khi phát hiện ra, bệnh này đã gây cho người bệnh những biến chứng nghiêm trọng:

- Ứ đọng nước tiểu: Những viên sỏi to dần theo thời gian do không được phát hiện và điều trị sớm, đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn khiến thận bị tổn thương, nặng hơn là dẫn đến tình trạng suy thận;
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Do sự cọ xát của sỏi đã khiến niêm mạc bị rách, các vi khuẩn cũng theo đó xâm nhập vào cơ thể;
- Bên cạnh đó, sỏi tiết niệu cũng gây nên tình trạng thận bị phù nề, viêm thận kẽ hoặc nhiễm trùng. 

Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu

dieu-tri-soi-tiet-nieu

Đối với các bệnh nhân phát hiện sỏi ở giai đoạn sớm, kích thước nhỏ chỉ < 5mm, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà và có sự theo dõi của bác sĩ. 

Đối với sỏi kích thước > 9mm và có biến chứng, trường hợp này không thể can thiệp phẫu thuật do thận đang bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc làm mòn sỏi và thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn niệu quản. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau và không thể điều trị dứt điểm.

Khi sỏi quá lớn, việc đầu tiên trong quá trình điều trị là loại bỏ sỏi và cần thực hiện bằng các phương pháp y học như: phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da (PCNL); tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), nội soi tán sỏi ngược dòng… Các bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của sỏi để chỉ định người bệnh nê điều trị bằng phương pháp nào. 

Để phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu và tránh những biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần có 1 lối sống healthy, rèn luyện thói quen uống đủ nước mỗi ngày, không nhịn tiểu quá lâu, rèn luyện thể thao và khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. 

Sỏi tiết niệu là bệnh lý để lại biến chứng nguy hiểm khi trở nặng. Hãy liên hệ ngay với Dr. Binh Tele_Clinic để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nhé.

CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com  – Website: www.drbinh.com
Facebook: fb.com/biquyetchamsocsuckhoe

CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: fb.com/365medihome

TAGS :

Drbinh khám sức khỏe khám sức khỏe định kỳ medihome phòng khám đa khoa sỏi tiết niệu sức khỏe

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo