Phương pháp trị dứt cơn ho dai dẳng tại nhà cực đơn giản
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Những biện pháp đơn giản này sẽ giúp bạn chữa ho kéo dài dai dẳng một cách dứt điểm mà không phải tốn một liều kháng sinh.
Ngoài cảm lạnh hoặc cúm, ho còn có thể xảy ra do trào ngược axit, dị ứng theo mùa và viêm phế quản. Leslie Mendoza Temple, bác sĩ kiêm giám đốc điều hành chương trình Y học kết hợp tại Đại học y NorthShore giải thích, khi thanh quản bị kích thích bởi một tác nhân nào đó, cơ thể sẽ tự phản ứng lại bằng cách ho.
Theo một nghiên cứu vào năm 2013 đăng trên tạp chí Annals of Family Medicine, hiện tượng này trung bình có thể kéo dài tới 18 ngày.
Bạn cần tăng cường hệ thống miễn dịch, đảm bảo cơ thể chống lại được những tác nhân gây ho và đến gặp bác sĩ nếu thấy cần thiết. Đừng tiếp tục cố gắng tự khắc phục vì bạn có thể làm triệu chứng này kéo dài thêm. Dưới đây là 7 biện pháp tự nhiên giúp bạn chữa ho kéo dài dai dẳng một cách dứt điểm mà không phải tốn một liều kháng sinh.
Ngủ
Một cách hiệu quả khác để thoát khỏi cơn ho là ngủ. Giấc ngủ có thể không phải là cách chữa trị được nhiều người ưa thích nhưng cũng hiệu quả không kém điều trị bằng thảo dược. Tiến sĩ Feinberg cho biết, điều này giúp cơ thể tự ngăn chặn các tác nhân gây ho.
Tắm nước nóng
Khi những cơn ho xảy đến, hãy tắm lâu hơn. Bác sĩ Mendoza Temple chỉ ra, tắm nước nóng có thể làm dịu đường thở, ngăn ngừa các tác nhân có hại kích thích họng. Đây là biện pháp tuyệt vời nếu bạn không muốn sử dụng thuốc để trị ho.
Dù không quy định thời gian nhưng bạn cũng không nên tắm quá lâu để tránh bị cảm. Hãy bước ra khỏi phòng tắm và làm khô người ngay khi thấy những cơn ho đã dịu đi.
“Húp” nước hầm xương
Termeh Feinberg, tiến sĩ kiêm nhà dịch tễ học tại trường Đại học Maryland trực thuộc Trung tâm Y học Đa khoa Maryland khuyến khích, khi không thể chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ, hãy húp nước hầm xương. Nước hầm là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên cũng có tác dụng chống virus, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
Uống hỗn hợp mật ong, nghệ, quế
Khi họng bị khó chịu, bạn cần một chất bôi trơn và tăng cường độ ẩm để ngăn ngừa cơn ho. Bác sĩ Mendoza Temple hướng dẫn pha chế công thức giúp giảm cơn ho hiệu quả như sau: Lấy mật ong nguyên chất trộn với quế, nghệ, một ít hạt tiêu đen và bột gừng.
Mật ong không chỉ kháng khuẩn mà còn có thể ngăn ngừa những cơn ho ban đêm ở trẻ em. Các thành phần khác cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Bạn nên hỏi thêm tư vấn của bác sĩ để trộn được theo tỉ lệ thích hợp nhất.
Uống nước
Bổ sung nước là một phương pháp chữa ho đơn giản khi bạn đang gặp rắc rối với cổ họng. Theo Ketan Shah, bác sĩ chuyên khoa tại Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills, California, tránh mất nước sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ để loại bỏ các mầm bệnh hoặc virus. Ngoài ra, giống như uống trà hay ăn canh, nước sẽ làm dịu cổ họng.
Uống trà
Trà và các loại thức uống nóng khác như súp có khả năng làm dịu cổ họng. TJanet Choi, bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, khi khu vực này được làm dịu, những cơn ho sẽ biến mất. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại trà nào miễn là bạn có thể uống chúng hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện, hãy dùng trà marshmallow. Theo bác sĩ Mendoza Temple, loại thảo mộc này có tác dụng rất lớn trong việc làm dịu các mô.
Kết hợp các thảo mộc
Trước khi đến mùa lạnh, bạn nên tích trữ một vài loại thảo mộc có thể làm dịu cơn hơn. Một trong số chúng bao gồm cơm cháy có đặc tính kháng virus, hoa cúc chống co thắt ngăn chặn cơn ho, lá mullein có khả năng làm dịu cổ họng và nhân sâm tăng cường cơ chế miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây kích thích.
Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, bạn có thể pha chế chúng như sau: Cho một thìa từng loại vào mật ong và để hỗn hợp này trên bếp, sau đó uống vài lần mỗi ngày hoặc dùng làm trà.
Nguồn: Health.