Sâu răng ở trẻ em: Hãy nhận biết và điều trị lúc mới chớm
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Chăm sóc răng miệng cho con trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất mực quan tâm. Bởi lẽ răng miệng liên quan mật thiết đến vấn đề sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ sau này. Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến dễ bắt gặp mà nhiều phụ huynh chưa nắm rõ.
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit và tấn công men răng dẫn đến các lỗ sâu hình thành trên răng, gây đau, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng. Nếu bạn đang tìm cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ, hãy tham khảo những thông tin sau đây:
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Sau khi ăn, vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám, và phủ lên răng. Khi bé ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường, sẽ kết hợp với mảng bám để tạo ra acid, làm ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng, gây ra sâu răng.
Nguyên nhân khiến sâu răng cao nhất chính là do thói quen ăn uống quá nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt...
Các dấu hiệu sâu răng ở trẻ em
Tình trạng sâu răng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Bạn thường chỉ phát hiện ra con bị sâu răng khi quan sát thấy răng trẻ có những lỗ nhỏ, răng bị đổi màu, bị đen hay nướu bị sưng, đau… Nếu trẻ bị sâu răng, con có thể có các dấu hiệu khác như:
- Bé tỏ ra đau răng khi nhai hoặc cắn thức ăn
- Răng tỏ ra nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh
- Con bị đau răng mà không có lý do
- Hơi thở có mùi…
Nếu nhận thấy con có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay. Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hỏng răng, phải nhổ bỏ răng. Dù dấu hiệu nào thì bố mẹ cũng nên đưa bé đến gặp nha sĩ sớm.
Tác hại của sâu răng ở trẻ em
- Sâu răng ở trẻ em gây tổn thương đến tủy răng. Nếu không điều trị tủy răng kịp thời có thể gây viêm tủy và có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng (mủ trong răng).
- Sâu răng ở trẻ em còn là nguyên nhân gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm.
- Trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả. . Răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Bố mẹ nên tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa. Đó là, chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
Vệ sinh răng miệng đúng cách từ lúc trẻ mọc răng sữa đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Vi khuẩn có thể di chuyển từ răng sữa đến răng vĩnh viễn khi đang chuẩn bị mọc bên dưới, cũng như có thể truyền từ cha mẹ sang trẻ. Do đó, cha mẹ cần đánh răng cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em sau này.
- Lựa chọn và cho bé sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng. Khi trẻ đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải duy trì và giám sát thói quen đánh răng của bé cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.
- Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng có lượng fluoride phù hợp với trẻ.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
- Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.
- Kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vì đây là những loại thức ăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều mảng bám hơn.
- Cho bé làm quen và duy trì những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây, vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt của bé thành chất khoáng, giúp hạn chế tình trạng mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
- Khám răng thường xuyên: Khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi bé bắt đầu mọc răng, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ nhằm kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng. Việc duy trì sức khỏe răng miệng cho con sẽ giúp bé ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn dẫn đến sâu răng.
Khoa Răng Hàm Mặt, Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc và điều trị nha khoa, bao gồm:
- Khám và lập kế hoạch điều trị nha khoa toàn diện
- Chăm sóc phòng ngừa bệnh răng miệng
- Cạo vôi và đánh bóng răng
- Tẩy trắng răng chuyên nghiệp
- Trám răng và phục hình răng
- Nhổ răng thông thường và tiểu phẫu răng khôn
- Điều trị tủy
- Cấy ghép nha khoa
- Chỉnh hình răng mặt (niềng răng)
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi HOTLINE 19009204 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn: Tổng hợp
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
GIỜ KHÁM BỆNH: Từ Thứ 2 – Thứ 7
Sáng: Từ 7h30 đến 12h00 - Chiều: Từ 13h30 đến 17h00
Hotline: 19009204 - Email: info@drbinh.com - Website: www.drbinh.com
Facebook: www.facebook.com/biquyetchamsocsuckhoe