SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN - AI NGUY HIỂM HƠN?
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường xuất hiện vào mùa hè và các thời điểm giao mùa, khi mà có mưa nhiều, môi trường ẩm ướt. Sốt xuất huyết xuất hiện ở trên cả người lớn và trẻ em, đây cũng là một trong những loại bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao và chưa có thuốc đặc trị.
Vậy sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau và ở đối tượng nào nguy hiểm hơn?
1. Sốt xuất huyết là gì? Tại sao sốt xuất huyết lại nguy hiểm?
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây từ người sang người thông qua vật trung gian là muỗi vằn. Sốt xuất huyết thông thường sẽ có những triệu chứng như phát ban, sốt cao, trường hợp nặng có thể gây giảm huyết áp, co giật và tử vong.
Theo WHO thống kê, sốt xuất huyết có xu hướng xuất hiện nhiều ở các quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam, hàng năm số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm. Tính đến thời điểm hiện tại, sốt xuất huyết vẫn là căn bệnh chưa có vaccine ngừa bệnh cũng như phương pháp hay thuốc điều trị triệt để.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em
Khi bị sốt xuất huyết, người lớn và trẻ em có những triệu chứng khá giống nhau, nhưng vì thể trạng khác nhau nên mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.
Người lớn |
Trẻ em |
- Khi bị sốt xuất huyết, thông thường người bệnh sẽ bị sốt cao có thể lên đến 40 độ trong 4-7 ngày kèm các biểu hiện như: đau phía sau mắt, đau đầu, đau khớp và cơ, phát ban, buồn nôn hoặc nôn khá nhiều, xuất huyết nội tạng… Sau khoảng thời gian sốt cao kèm các triệu chứng trên, người bệnh sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, xuất huyết ngoài da (da có những chấm đỏ), mệt mỏi… - Hội chứng sốc dengue: Đây là biến chứng của sốt xuất huyết thông thường và là một triệu chứng khá nặng gây chảy máu ồ ạt, tụt huyết áp… Tình trạng này xảy ra khi cơ thể miễn dịch chủ động hoặc thụ động, tình trạng này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. |
- Sốt xuất huyết ở trẻ em thường xuất hiện với biểu hiện đầu tiên là sốt cao kéo dài từ 2-7 ngày kèm theo xung huyết da, mặt đỏ, đau họng, buồn nôn, mệt mỏi… - Sau quá trình khởi phát, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như xuất huyết dưới da dưới dạng chấm đỏ, mọc ở nách, ngực, cẳng tay, chân; chảy máu mũi, chân răng; đi ngoài ra máu. - Nhiều trường hợp chuyển biến nặng, trẻ có dấu hiệu sốc dengue như mê sảng, lừ đừ, nôn mửa, gan tăng kích thước, tay chân lạnh, mạch không ổn định. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngày để được điều trị kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến trường hợp tử vong. |
Sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em tuy triệu chứng có nhiều điểm khác nhau nhưng tình trạng chung đều trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Người bệnh có dấu hiệu sốt cao từ 39-40 độ trong khoảng 2 ngày đầu, triệu chứng này thường gây nhầm lẫn với các loại sốt virus thông thường. Người bệnh được chẩn đoán sốt xuất huyết chỉ khi được làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag và cho kết quả dương tính.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này là một trong những giai đoạn nguy hiểm có thể khiến người bệnh tử vong bất cứ thời điểm nào. Thông thường, sau 2 ngày đầu sốt cao, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, bệnh nhân có dấu hiệu như xuất huyết ngoài da (chảy máu cam, chảy máu chân răng); xuất huyết dưới da dưới dạng chấm đỏ phát ban hoặc theo mảng. Trong giai đoạn 2 này, nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến những biến chứng nặng như hội chứng sốc dengue, xuất huyết nội tạng nghiêm trọng hơn là xuất huyết não và tử vong.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn hồi phục. Người bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm và thể trạng dần tốt lên. Người bệnh có thể ăn uống bình thường, tiểu cầu tăng và cơ thể dần phục hồi theo trạng thái tích cực.
3. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Trẻ em và người lớn đều là những đối tượng có thể mắc sốt xuất huyết, tuy nhiên, vì thể trạng cũng như sức đề kháng khác nhau, nên khi mắc sốt xuất huyết, trẻ em thường nặng hơn người lớn và có nguy cơ rơi vào trạng thái sốc và tái sốc hơn người lớn rất nhiều.
Khi mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu, nhiều người thường chủ quan khi thấy cơ thể chỉ sốt và chỉ khi bệnh có những dấu hiệu bất thường thì mới đến các cơ sở y tế để điều trị. Chính sự chủ quan này đã khiến nhiều trường hợp bệnh trở nặng và người nhà xử lý không kịp, dẫn đến các biến chứng như giảm tiểu cầu, suy tạng thậm chí là tử vong xảy ra.
4. Điều trị và phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào?
Hiện chưa có thuốc hay phương pháp điều trị sốt xuất huyết triệt để. Chính vì vậy chúng ta cần tuân thủ liệu trình điều trị sốt xuất huyết theo sự chỉ dẫn của bác sĩ ở cả trẻ em và người lớn.
- Hạ sốt đúng cách: Nếu bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ, hãy hạ sốt với Paracetamol theo đúng liều lượng được chỉ định, có thể uống lặp lại sau 4-6h nếu bệnh nhân bị tái sốt, làm mát cơ thể và bù nước khi bị sốt để tránh biến chứng khi sốt cao.
- Cân bằng dinh dưỡng: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có dấu hiệu chán ăn, đau họng, buồn nôn. Chính vì vậy cần sử dụng những thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, sữa chia thành nhiều bữa nhỏ; uống nhiều nước như điện giải oresol, nước lọc, các loại nước trái cây… để làm mát cơ thể từ bên trong và hỗ trợ đào thải cho cơ thể.
- Cung cấp đủ vitamin A,B,C để cơ thể xây dựng lại hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cũng như tăng cường chức năng hồi phục.
- Nếu thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà nhưng bệnh không có sự thuyên giảm hoặc xuất hiện các biểu hiện nặng hơn như: xuất huyết, tay chân lạnh, mạch yếu, viêm họng, khó thở…người nhà cần đưa bệnh nhân nhập viện để điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Phương pháp tốt nhất để hạn chế sốt xuất huyết là chủ động phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của loại bệnh này. Nên thường xuyên vệ sinh nơi ở, nhà cửa và môi trường xung quanh đặc biệt chú tâm cao điểm vào thời gian giao mùa và mưa nhiều; tiêu diệt muỗi và những nơi muỗi sinh sản như các vũng nước đọng, bụi rậm.
Sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn đều có khả năng biến chứng cao và là một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hãy chủ động tìm hiểu và liên hệ ngay với Dr. Binh Tele_Clinic theo hotline 19009204 nếu như bản thân hoặc gia đình có những dấu hiệu sức khỏe bất thường để được điều trị kịp thời nhé.
CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com – Website: www.drbinh.com
Facebook: fb.com/biquyetchamsocsuckhoe
CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: fb.com/365medihome