Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu? Bác sĩ phụ khoa trả lời
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu từ khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn Chlamydia Trachomati tới thời điểm có triệu chứng. Theo các bác sĩ phụ khoa, thời gian ủ bệnh của Chlamydia thông thường từ 7-21 ngày, tùy vào cơ thể mỗi người mà có thể kéo dài tới vài tháng. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: khó sinh, vô sinh...
1. Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu? Bác sĩ chuyên khoa trả lời
Bệnh Chlamydia là căn bệnh lây qua đường tình dục (STD) có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis khi quan hệ tình dục không an toàn. Đây là vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp các chất năng lượng cao như ATP và GTP. Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nhiễm tế bào biểu mô lát trụ của niệu đạo rồi lan lên mào tinh hoàn ở nam giới hoặc cổ tử cung, vòi trứng ở nữ giới và trực tràng.
Thời gian ủ bệnh của bệnh Chlamydia được tính từ sau khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn chlamydia trachomatis cho đến khi các triệu chứng được biểu hiện rõ ra bên ngoài trong thời gian khá dài từ 1 đến 3 tuần.
Bệnh lây qua đường tình dục Chlamydia được gọi là căn bệnh "nguy hiểm lặng lẽ' do đa phần người nhiễm bệnh đều không có các triệu chứng rõ ràng. Thậm chí tới vài tháng sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Chlamydia Trachomatis mới bắt đầu có triệu chứng.
Thời gian ủ bệnh của Chlamydia kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh
2. Triệu chứng của bệnh chlamydia sau thời gian ủ bệnh
Đa số những bệnh nhân nhiễm bệnh đều không phát hiện ra được những triệu chứng ngay từ ban đầu bởi biểu hiện của bệnh vô cùng kín đáo và khó nhận biết được. Đến khi có thể nhận rõ được triệu chứng thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Sau thời gian ủ bệnh Chlamydia từ 1 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đáng chú ý như sau:
2.1. Biểu hiện của bệnh Chlamydia ở nam giới
Những biểu hiện Chlamydia ở nam giới sau thời gian ủ bệnh thường sẽ là:
+ Viêm niệu đạo, khiến bệnh nhân gặp tình trạng đau, xót khi đi tiểu, tiểu buốt, bị nóng rát, khó chịu ở niệu đạo, có xuất hiện dịch niệu đạo màu trắng đục hoặc trắng trong.
+ Viêm mào tinh hoàn và viêm tuyến tiền liệt gây nên tình trạng đau một bên bìu, sưng tấy. Ngoài ra bệnh cũng đi kèm với các triệu chứng như đau và sốt.
+ Viêm trực tràng gây đau, chảy máu khi đi đại tiện, tiêu chảy và có nhầy.
+ Rối loạn xuất tinh, tinh dịch ít, loãng hay có kèm theo máu bất thường.
+ Tình trạng ngứa và nóng rát quanh đầu dương vật.
+ Đau vùng bụng dưới, cảm giác đau rát ở dương vật.
+ Các triệu chứng của viêm niệu đạo, viêm khớp, viêm kết mạc mắt, tổn thương đặc trưng ở da.
Biểu hiện của bệnh Chlamydia ở nam giới sau thời gian ủ bệnh
2.2. Dấu hiệu bệnh chlamydia ở nữ giới
+ Đa số bệnh nhân nữ không có biểu hiện và triệu chứng của viêm cổ tử cung, nhưng một số còn lại sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như tiết dịch nhầy mủ, lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, chảy máu.
+ Đau, rát khi đi tiểu tiện.
+ Tiết dịch có màu trắng đục, xanh, vàng nhạt, mùi bất thường từ âm đạo.
+ Đau bụng dưới hoặc xung quanh vùng hông.
+ Đau khi quan hệ và chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
+ Chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt.
+ Ngứa ngáy và đau xung quanh hậu môn.
Đối với người bệnh có hành vi quan hệ tình dục bằng miệng sẽ bị nổi mụn nước ở họng, và khi bệnh tiến triển có thể có các dấu hiệu sốt, thân nhiệt tăng, đau bụng và tiết dịch âm đạo, dương vật bất thường. Nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến các tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Các triệu chứng của nữ giới khi bị bệnh Chlamydia sau thời gian dài ủ bệnh
3. Cảnh báo, biến chứng nguy hiểm của bệnh Chlamydia ở nam và nữ
Bệnh Chlamydia khi đã tiến triển sang giai đoạn cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm gây hại đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và nữ giới, cụ thể như:
+ Bít tắc và dính tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các bộ phận xung quanh hệ sinh sản nữ bị dính lại với nhau bằng các dải xơ mỏng.
+ Viêm vùng chậu khi vi khuẩn lan truyền làm lây nhiễm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng dẫn đến vô sinh, thai ngoài cổ tử cung hoặc đau vùng chậu.
+ Viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến chứng năng và chất lượng hoạt động của tinh hoàn dẫn đến tinh trùng không đủ khỏe mạnh để thụ thai.
+ Viêm niệu đạo gây đau, xót khi đi tiểu như đái buốt, đái rắt,..., tiết dịch niệu đạo, có dịch nhầy màu trắng đục hay trắng trong.
+ Tăng nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Ung thư cổ tử cung khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia và HPV.
Đối với nam giới, vi khuẩn Chlamydia gây viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn khiến bệnh nhân bị vô sinh, khó có con. Nếu nữ giới bị nhiễm bệnh Chlamydia có nguy cơ nhiễm sang cho con rất cao khi qua đường âm đạo. Khiến trẻ khi sinh ra tăng khả năng viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt. Bên cạnh đó, còn khiến trẻ bị sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe cả hai.
4. Cách kiểm tra nhanh bệnh Chlamydia chính xác nhất
Hiện nay có nhiều phương pháp để thực hiện chuẩn đoán bệnh Chlamydia, bằng những phương pháp hiện đại mà thời gian của các phương pháp cũng nhanh chóng và ra được kết quả hoàn toàn chính xác như:
+ Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm kiểm tra được trong nước tiểu của bệnh nhân có vi khuẩn chlamydia có xuất hiện không. Phương pháp này có thể dễ dàng thực hiện và ra được kết quả chính xác sau 2 đến 3 ngày.
+ Xét nghiệm máu: Sau khi bệnh nhân được các y bác sĩ lấy một lượng máu vừa đủ sẽ được các bác sĩ xét nghiệm giúp kiểm tra xem có kháng thể kháng khuẩn chlamydia trong máu làm kích hoạt hệ thống miễn dịch với độ nhạy đạt 60 - 80%, đặc hiệu 97-99%. Việc xét nghiệm máu có thể cho kết quả chỉ sau vài phút nếu máu được phân tích tại chỗ.
+ Xét nghiệm dịch cơ thể: Phương pháp này sẽ dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu chất dịch ở vùng dễ nhiễm bệnh như âm đạo, dương vật, hậu môn hoặc miệng sau đó sẽ được nuôi cấy nhằm tim sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Phương pháp cũng cho ra được kết quả nhanh chóng chỉ sau 1 đến 2 ngày.
+ Kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DA): giúp phát hiện được kháng nguyên Chlamydia bằng kháng thể đơn dòng, tuy nhiên phương pháp này có độ nhạy không cao so với xét nghiệm dịch thể.
Khi người bệnh đã được chẩn đoán nhiễm bệnh Chlamydia, cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của các y bác sĩ và có thể điều trị song song cùng với bạn tình để phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm. Sau khi, điều trị thành công, người bệnh cũng cần phải đến thăm khám thường xuyên và có biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Thực hiện xét nghiệm máu khi phát hiện nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây bệnh Chlamydia
Thời gian ủ bệnh Chlamydia dài và thường có những biểu hiện bệnh không rõ ràng, phức tạp khiến người bệnh khó phát hiện được tình trạng bệnh của mình. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy nên, khi nghi ngờ các triệu chứng cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.