Tiêm Phòng Cho Bà Mẹ Mang Thai Có Thể Giúp Trẻ Không Nhiễm COVID-19
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Trong một nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC), các chuyên gia đã đánh giá khả năng sinh miễn dịch của vắc- xin COVID-19 mRNA ở phụ nữ mang thai và cho con bú được tiêm vắc xin COVID-19 Pfizer/Moderna. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai loại vắc- xin đều kích hoạt phản ứng miễn dịch ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không được đưa vào thử nghiệm hiệu quả của vắc xin Pha 3; do đó, dữ liệu về tính an toàn của vắc xin và khả năng sinh miễn dịch còn hạn chế.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 103 phụ nữ, tuổi từ 18-45, được tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 (54% tiêm Pfizer; 46% tiêm Moderna). Kết quả cho thấy, mức độ tương tự về chức năng kháng thể do vắc-xin và phản ứng của tế bào T ở tất cả phụ nữ không mang thai, đang mang thai và cho con bú sau liều vắc-xin thứ hai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và không mang thai được tiêm vắc- xin mRNA đều phát triển các phản ứng miễn dịch phản ứng chéo chống lại các biến thể COVID-19 B.1.1.7 và B.1.351.
Theo các nhà nghiên cứu, các kháng thể tạo ra từ vắc-xin trong cả máu cuống rốn trẻ sơ sinh và sữa mẹ cho thấy rằng, việc tiêm phòng cho bà mẹ mang thai có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm COVID-19. Trong tương lai, nghiên cứu nên tập trung vào việc xác định thời điểm tiêm chủng để tối ưu hóa việc cung cấp kháng thể qua nhau thai và sữa mẹ cho trẻ sơ sinh.
Nguồn: Suckhoedoisong