HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Tiểu Đường Và Những Điều Cần Biết

Bệnh tiểu đường từ lâu được xem là “án tử thầm lặng” của đa số người dân bởi căn bệnh này không có triệu chứng cụ thể và nó đang dần trẻ hóa trên toàn thế giới. Vậy hôm nay Dr. Binh Tele_Clinic sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tiểu đường và những điều cần biết xung quanh căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

tiểu-đường-và-những-điều-cần-biết

1. Tiểu đường là gì?

Tại Việt Nam, bệnh tiểu đường còn có tên gọi là “đái tháo đường”. Căn bệnh này là dấu hiệu của sự rối loạn chuyển hóa mạn tính, dẫn đến sự không đồng nhất trong việc sử dụng hoặc sản xuất insulin trong cơ thể. Từ đó mà lượng đường huyết bị tăng cao hơn so với mức cho phép. Khi bị tiểu đường, người bệnh sẽ bị giảm chức năng hấp thụ dinh dưỡng, năng lượng dẫn đến đường huyết tăng cao nhưng cơ thể vẫn thiếu chất. Điều này gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng trong quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan chính như mắt, thận, hệ thần kinh và tim.

Hiện nay, tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm, bởi tốc độ phát triển nhanh và không có triệu chứng rõ ràng. Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tăng 200% so với 10 năm trước và những người mắc tiền tiểu đường có nguy cơ phát triển tiểu đường cấp 2 chỉ sau 1 thời gian ngắn nếu không được phát hiện kịp thời. 

2. Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

Có những dạng tiểu đường nào

Tiểu đường cấp 1

Tiểu đường cấp 1 được phát hiện khi cơ thể người bệnh bị thiếu hụt insulin tự nhiên. Thời điểm này người bệnh cần được làm các xét nghiệm và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Tiểu đường cấp 2

Tiểu đường cấp 2 được nhận định khi cơ thể người bệnh có mức insulin bất thường, thậm chí là vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thừa insulin là thế nhưng cơ thể người bệnh lại không phản ứng với hormone này. Đây cũng là loại tiểu đường nhiều người mắc nhất và đáng báo động hơn là căn bệnh này đang trẻ hóa do ngày càng nhiều người béo phì. Đương nhiên, căn bệnh này không có triệu chứng cụ thể và bạn hoàn toàn có thể mắc tiểu đường cấp 2 mà không hề hay biết. 

các-dạng-tiểu-đường

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra với phụ nữ đang mang thai. Mặc dù không phải thai phụ nào cũng đều bị tiểu đường thai kỳ nhưng đa số, khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi thậm chí là rối loạn, nên việc cơ thể không phản ứng với insulin là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cũng tương đối cao và họ sẽ hết sau khi sinh con. 

Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là trạng thái đường huyết ở cao hơn 125mg/dL và nó có thể phát triển thành tiểu đường cấp 2 chỉ trong nháy mắt nếu người bệnh không được phát hiện kịp thời. Tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt.

3. Những dấu hiệu dễ nhận biết mình bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường đa số không có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện bản thân bị tiểu đường khi đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm chuyên sâu.

dấu-hiệu-nhận-biết-tiểu-đường

Tuy nhiên, Dr. Binh Tele_Clinic sẽ đưa ra 1 số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

+ Cảm thấy uể oải, mặc dù ăn đủ bữa nhưng vẫn muốn ăn, cảm thấy thiếu năng lượng;
+ Bị sụt cân liên tục không rõ nguyên nhân, đi tiểu nhiều hơn bình thường;
+ Mắt mờ hoặc tầm nhìn bị thu hẹp, thị lực suy giảm nghiêm trọng (dấu hiệu này hay bị nhầm với cận/viễn thị);
+ Da lâu lành khi có vết thương hở;
+ Rối loạn sinh lý trong sinh hoạt tình dục, viêm nhiễm phụ khoa thường xuyên, nhiễm trùng đường tiết niệu, khô da, dễ mẩn ngứa đối với cả nam và nữ.

Các chuyên gia và y bác sĩ đều nhận định không có bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào cảnh báo tiểu đường cấp 1 và 2. Việc phát hiện và đánh giá cấp độ tiểu đường hoàn toàn phụ thuộc vào xét nghiệm, độ tuổi, bệnh sử gia đình để đưa ra kết quả cuối cùng. 

Đối với tiểu đường thai kỳ các triệu chứng đôi khi cũng giống tiểu đường cấp 1, 2 và tiền tiểu đường tuy nhiên sau khi sinh xong, bệnh này sẽ hết.

4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Người mắc tiểu đường có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau: Trầm cảm; suy giảm hoặc mất trí nhớ, thị lực, thính lực; dễ mắc bệnh da liễu, phụ khoa, nhiễm trùng máu, bệnh về thần kinh; tim mạch…

biến-chứng-của-tiểu-đường

Đối với tiểu đường thai kỳ, người mẹ sẽ dễ bị tiền sản giật hơn so với mẹ bầu khỏe mạnh. Có trường hợp sau khi sinh con sẽ chuyển sang tiểu đường cấp 2 chứ không tự khỏi. Với em bé có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, em bé sẽ dễ bị béo phì hơn, dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. 

Các phương pháp điều trị khi bị tiểu đường

Thông thường, người bệnh sẽ được thực hiện những xét nghiệm về máu, về đường huyết; quen thuộc nhất là xét nghiệm HbA1C, FPG, OGTT…

Tham khảo thêm về gói khám của Dr. Binh Tele_Clinic TẠI ĐÂY

Để điều trị tiểu đường, phương pháp đầu tiên người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn và lối sống của bản thân. Phương pháp ăn uống lành mạnh để thanh lọc cơ thể và kiểm soát các chỉ số ở ngưỡng an toàn không chỉ tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà còn tốt cho hệ miễn dịch cơ thế. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ hỗ trợ việc kiểm soát lượng đường carbonhydrate và glucose trong máu.

điều-trị-tiểu-đường

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Đối với bệnh nhân tiểu đường cấp 1 sẽ được bác sĩ chỉ định dùng insulin nhân tạo kê theo đơn, với tiểu đường cấp 2 sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc có cơ chế hoạt động tương tự hormone glucagon, thuốc ức chế alpha-glucosidase, meglitinide, sulfonylureas, thiazolidinedione… và 1 số loại thuốc ức chế tùy vào tình trạng bệnh; nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức duy trì lối sống lành mạnh và chăm chỉ tập thể dục hàng ngày của bệnh nhân.

Tiểu đường là một căn bệnh dễ mắc nhưng khó chữa và đang có dấu hiệu trẻ hóa bệnh nhân. Vì vậy hãy duy trì một lối sống lành mạnh để có 1 cơ thể khỏe mạnh. Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường mà Dr. Binh Tele_Clinic tổng hợp, hy vọng sẽ mang lại cho bạn những kiến thức nền tảng đề phòng ngừa căn bệnh âm thầm này.

CS1: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DR. BINH TELE_CLINIC
Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 19009204
Email: info@drbinh.com  – Website: www.drbinh.com
Facebook: fb.com/biquyetchamsocsuckhoe

CS2: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 365 MEDIHOME THĂNG LONG
Tầng 1, Tòa nhà điều hành, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 1900 9204
Website: thanglong.365medihome.com.vn/
Facebook: fb.com/365medihome

TAGS :

bệnh tiểu đường cao huyết áp huyết áp cao khám sức khỏe khám sức khỏe định kỳ medihome phòng khám đa khoa tiểu đường

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo