HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Tìm hiểu đột quỵ từ A-Z: nguyên nhân, dấu hiệu, cách sơ cứu

Theo thông báo chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) vẫn còn cao và trong những năm gần đây bệnh có xu hướng gia tăng ở các nước Châu Á. Tử vong do bệnh đột quỵ đứng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Những người bị bệnh đột quỵ nặng thường để lại những di chứng nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần, cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

1. Tìm hiểu bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là gì?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc của đột quỵ não dao động từ 500 đến 800/ 100.000 dân. Ở Việt Nam tỷ lệ hiện mắc dao động từ 104 (ở một số quận Hà Nội) đến 106 (Huế), 157 (thị xã Hà Đông) và 409/ 100.000 dân (Thành phố Hồ Chí Minh).

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) (stroke) là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương. (Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).

Lưu ý: một số trường hợp chảy máu dưới nhện (là tình trạng máu bị rò rỉ chảy vào khoảng trống giữa não và màng não) sẽ không được xếp vào bệnh đột quỵ não (chảy máu dưới nhện mà bệnh nhân còn tỉnh táo, có đau đầu nhưng không có dấu hiệu tổn thương khu trú hệ thần kinh, cứng gáy không rõ rệt, không thường xuyên và không kéo dài quá vài giờ…).

Bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não được phân loại như sau:

+ Phần bệnh tim mạch.

+ Phần bệnh thần kinh.

+ Theo thể lâm sàng của bệnh đột quỵ có hai thể là: đột quỵ chảy máu và thiếu máu não.

Bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) là gì? Tình trạng nguy hiểm gây nguy hiểm tính mạng

Bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) là gì? Tình trạng nguy hiểm gây nguy hiểm tính mạng

2. Nguyên nhân của bệnh tai biến mạch máu não là gì?

80-90% Các cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, điều này có thể do bệnh lý mà người bệnh đã mắc hoặc do một số yếu tố khác ảnh hưởng. Bởi vậy nguyên nhân của bệnh tai biến mạch máu não được chia thành hai nhóm đó là: nhóm các yếu tố không thể tác động được và nhóm gồm các yếu tố có thể tác động được.

2.1 Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi được

Ở nhóm này, nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não do: lứa tuổi, giới tính, chủng tộc, điều kiện sống… Đây đều là những yếu tố gây nguy cơ đột quỵ cao nhưng không thể thay đổi được:

- Lứa tuổi: tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất trong bệnh tai biến mạch máu não. Người già bị mắc bệnh nhiều nhất sau đó đến tuổi trung niên và giảm dần ở lứa tuổi thanh thiếu niên và tỷ lệ mắc bệnh tai biến mạch máu não ở trẻ em là thấp nhất. Lứa tuổi hay bị bệnh nhất là từ 50 đến 70 tuổi đối với cả chảy máu và nhồi máu. Tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ chảy máu thấp hơn nhóm bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não.

- Giới: tỷ lệ nam mắc bệnh tai biến mạch máu não nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi. Tỉ lệ nam/ nữ nói chung dao động từ 1.6/1 đến 2/1.

- Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột quỵ cao nhất sau đó đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng.

- Khu vực địa lý: tỷ lệ mắc bệnh cao và giảm dần theo thứ tự Châu Á, Đông Âu cuối cùng là Tây Âu và Bắc Mỹ. Người dân ở thành phố bị bệnh đột quỵ nhiều hơn người dân ở nông thôn.

- Về di truyền: theo quan điểm của các tác giả trên thế giới gần đây có thiên hướng cho rằng bệnh đột quỵ có liên quan đến lối sống gia đình.

Tai biến mạch máu não do các yếu tố không thể thay đổi như độ tuổi, di truyền người nhà...

Tai biến mạch máu não do các yếu tố không thể thay đổi như độ tuổi, di truyền người nhà...

2.2 Nhóm nguyên nhân gây đột quỵ do bệnh và các yếu tố có thể thay đổi

Bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu, người hút thuốc lá, TIA (thiếu máu não cục bộ tạm thời), Migraine (chứng đau đầu nguyên phát xuất hiện thành đợt), phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, người nghiện rượu, người lạm dụng thuốc, người ít vận động, béo phì… đều là những người có nguy cơ cao mắc bệnh tai biến mạch máu não. Cụ thể:

- Xơ vữa động mạch não: Theo Bousser (1982), xơ vữa động mạch chiếm 60-70% các nguyên nhân nhồi máu não (trong đó 40-80% kèm theo cả tăng huyết áp), theo Đặng Văn Chung nguyên nhân này chiếm 92%. Xơ vữa động mạch làm thay đổi cấu trúc và hình thái lớp nội mô và làm tiền đề cho quá trình tạo huyết khối. Tăng Cholesterol không phải là nguyên nhân của tất cả các thể đột quỵ não, mà là yếu tố nguy cơ chủ yếu đối với đột quỵ thiếu máu não.

- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguy cơ dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não (theo Graeme 2000). Huyết áp cao gặp trong chảy máu não nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần trong nhồi máu não. Đặc biệt là khi huyết áp cao kết hợp với xơ vữa động mạch sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu não. Tăng huyết áp và đột quỵ có mối quan hệ nhân quả hai chiều với nhau. Tăng huyết áp gây đột quỵ, tùy nhiên đột quỵ cũng có thể gây tăng huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp phản ứng).

- Bệnh tim mạch: Khi người bệnh mắc các bệnh hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp. Đặc biệt là hẹp hở van hai lá thường tạo cục máu đông, sau đó nó ra khỏi tim và vào động mạch chủ và lên động mạch não gây tắc động mạch não.

- Tiểu đường: Tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch của não, của tim và của động mạch ngoại vi. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao gấp 2,5 đến 4 lần người có đường huyết bình thường. Nếu người bệnh kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm cho bệnh đột quỵ xảy ra muộn hơn và các biến chứng ở mạch máu xảy ra chậm hơn.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ tăng gấp 3 lần, người nào bỏ được thuốc trong vòng 5 năm sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. 

- Người có tiền sử đột quỵ và thiếu máu cục bộ tạm thời (TIA): người đã mắc bệnh đột quỵ thì 3 đến 22% sẽ bị tái phát trong năm đầu tiên và 10 đến 53% bị tái phát trong vòng 5 năm.

Ngoài ra những người lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu bia, sử dụng ma túy… cũng là một trong nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não.

Người mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính có nguy cơ cao xảy ra đột quỵ

Người mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính có nguy cơ cao xảy ra đột quỵ

3. Các triệu chứng đột quỵ ở người trẻ và người lớn tuổi thường gặp

3.1. Triệu chứng khi xảy ra tai biến mạch máu não

Bệnh đột ngụy xảy ra đột ngột khi trước đó người bệnh hoàn toàn bình thường.Sau đó sẽ đột nhiên triệu chứng thần kinh khu trú (vận động cảm giác, giác quan, thực vật và tâm thần). Các triệu chứng này có thể giữ nguyên hoặc tiến triển nặng dần. Có những trường hợp ban đầu các triệu chứng xuất hiện đột ngột sau đó nhẹ, nhưng sau đó lại tiến triển nặng dần lên theo kiểu từ từ.

* Các triệu chứng thần kinh khu trú 

- Các triệu chứng vận động: liệt nửa người hoặc một phần cơ thể, nuốt khó, rối loạn thăng bằng.

- Các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ: khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt lời nói; khó khăn khi đọc, viết; khó khăn trong tính toán.

- Các triệu chứng cảm giác, giác quan:

+ Rối loạn cảm giác thân thể: từng phần hoặc toàn bộ nửa người.

+ Rối loạn thị giác: mất thị lực một hoặc hai bên mắt, nhìn manh (nhìn mọi thứ thành một nửa), nhìn đôi…

+ Các triệu chứng tiền đình: người bệnh cảm thấy chóng mặt, buồn nôn.

+ Các triệu chứng về nhận thức: rối loạn định hướng không gian, khó khăn trong việc mô phỏng lại hình vẽ như vẽ cái đồng hồ, bông hoa… hoặc hay quên.

+ Các triệu chứng thần kinh khác như: rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn tâm thần, hội chứng màng não…

Các triệu chứng xảy ra ở dây thần kinh khu trú khi bị đột quỵ

3.2. Dấu hiệu trước khi xảy ra tai biến mạch máu não cần cảnh giác

* Ngoài ra, nếu gặp một số dấu hiệu sau đây, người nhà cần lưu ý vì có khả năng cao sẽ xảy ra đột quỵ.

- Đột ngột thấy yếu, liệt, tê mặt - tay - chân, một hoặc cả hai bên cơ thể.

- Mất nói, nói khó hoặc không hiểu lời nói.

- Mất thị lực hoặc nhìn mờ (đặc biệt là khi chỉ bị một bên mắt).

- Chóng mặt không rõ nguyên nhân (đặc biệt là khi kết hợp với các triệu chứng thần kinh khác), đi không vững hoặc ngã đột ngột.

- Đau đầu đột ngột và/ hoặc mất ý thức…

3.3. Quy tắc phát hiện dấu hiệu đột quỵ FAST (nhanh) của nhân viên y tế

FAST là chữ viết tắt của những từ: Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói), Time (thời gian). Đây là những bộ đặc điểm để nhân viên y tế phát hiện ra bệnh nhân đột quỵ.

- Khuôn mặt: mặt của người bệnh sẽ bị méo, khi cười biểu hiện méo sẽ nhìn rõ hơn.

- Tay: tê một bên tay sau đó tiến triển từ từ thành liệt, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác hơn. Ngoài ra còn có các triệu chứng như không nhấc được chân lên, làm rơi dép…

- Lời nói: người bệnh thường nói đớt.

- Thời gian: người nhà cần đưa người bệnh đến bệnh viện, phòng khám khi thấy các triệu chứng trên.

Ngoài ra còn có các triệu chứng như sau: hôn mê, sảng, lẫn lộn; hoa mắt, thị lực giảm sút; chóng mặt, không thể đứng vững, mất thăng bằng; đau đầu, buồn nôn, nôn…

Nguyên tắc phát hiện dấu hiệu bệnh tai biến mạch máu não FASTNguyên tắc phát hiện dấu hiệu bệnh tai biến mạch máu não FAST

4. Phương pháp chữa bệnh đột quỵ hiệu quả:

4.1. Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não:

Người bị đột quỵ cần ngay lập tức cấp cứu và sơ cứu kịp thời. Thời điểm “vàng” để cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não là 3 - 4,5 giờ sau khi xuất hiện tình trạng bệnh. Sau đó người bệnh cần được cấp cứu, theo dõi và điều trị bằng thuốc:

* Thuốc điều trị đột quỵ chảy máu:

- Dùng thuốc cầm máu chảy máu dưới màng nhện như: Hemocaprol, transamin. Cần dùng sớm 2-3 ngày đầu của bệnh.

- Dùng thuốc chống thiếu máu não thứ phát do co thắt mạch máu não như Nimotop.

- Kiểm tra và bổ sung chất điện giải, đặc biệt là Na+.

- Các thuốc dinh dưỡng và bảo vệ dinh dưỡng tế bào thần kinh như Cerebrolysin…

* Thuốc điều trị đột quỵ thiếu máu: 

- Dùng thuốc tiêu huyết khối: phổ biến nhất hiện nay là rTPA được dùng để tiêu cục tắc và cục huyết khối.

- Dùng thuốc chống đông: những ngày đầu nên dùng heparin theo đường tiêm tĩnh mạch. Các thuốc này có tác dụng thông tắc mạch máu não.

- Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: không dùng cho bệnh nhân đột quỵ chảy máu trong giai đoạn đầu.

- Dùng thuốc bảo vệ não và dinh dưỡng não như Cerebrolysin, piracetam…

Ngoài ra ở những người cao nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ như: người trên 60 tuổi, người bị huyết áp cao, bệnh tim, cholesterol cao, nhịp tim không đều… cần sử dụng thuốc chống đột quỵ theo chỉ định bác sĩ: 

- Các thuốc chống đông máu như Heparin, Warfarin, kháng vitamin K.

- Các thuốc làm tan huyết khối.

- Các thuốc kháng tiểu cầu như Aspirin.

- Các thuốc làm giảm nồng độ cholesterol như Statins, Fibrates, Resins.

- Các thuốc hạ huyết áp như diltiazem, amlodipin…

- Thuốc dự phòng đột quỵ như Dipyridamole, Aggrenox, Clopidogrel…

Thuốc chống đột quỵ được bác sĩ chỉ định sử dụng cho người có nguy cơ caoThuốc chống đột quỵ được bác sĩ chỉ định sử dụng cho người có nguy cơ cao

4.2. Phẫu thuật tai biến mạch máu não:

Phẫu thuật tai biến mạch máu não là những phương pháp điều trị nhằm mục đích sau: lấy ổ máu tụ, kẹp dị dạng ở mạch máu não, phình mạch não, phẫu thuật lấy bỏ cục tắc và bóc măng xơ vữa và phẫu thuật nối thông tuần hoàn phía trên vị trí động mạch bị tắc nghẽn, stenting (ống đỡ động mạch).

Hiện nay người ta đang nghiên cứu cấy tế bào mô phôi (stem cells) vào những vùng tổ chức não bị tổn thương, nhằm khôi phục chức năng não tổn thương do tuần hoàn.

Phẫu thuật điều trị tai biến mạch máu não ở ngườiPhẫu thuật điều trị tai biến mạch máu não ở người

4. Nguyên tắc xử lý và sơ cứu đột quỵ:

4.1 Nguyên tắc xử lý người bệnh đột quỵ: 

Bất kỳ ai khi bắt gặp người bệnh đột quỵ cần gọi ngay cho xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất, càng sớm càng tốt, cố gắng khiến cho bệnh nhân tỉnh táo bằng cách nói chuyện liên tục cho đến khi đã đến cơ sở y tế.

4.2 Cách sơ cứu người bệnh đột quỵ:

 Việc đầu tiên là tiến hành kiểm tra và đảm bảo: 

- Giữ thông đường thở và đảm bảo khả năng thở cho người bệnh.

- Bảo đảm tuần hoàn cho người bệnh.

- Điều chỉnh nhịp tim khi cần thiết.

- Nếu huyết áp của người bệnh thấp cần nâng huyết áp, trợ tim mạch.

- Nếu huyết áp cao cần thận trọng khi dùng thuốc hạ huyết áp. Không hạ huyết áp xuống một cách đột ngột, dùng thuốc từ nhẹ như diazepam, lasix sau mới đến các thuốc hạ huyết áp khác.

- Điều chỉnh các chỉ số trong cơ thể ở mức bình thường: duy trì phân áp oxy máu, điều chỉnh đường trong máu, giữ thăng bằng nước - điện giải…

- Tư thế an toàn là đặt nằm nghiêng, đặc biệt là những người bệnh nôn nhíu.

- Một số trường hợp cần đặt Canuyn miệng để hút đờm dãi. 

- Để chống phù não cầm đặt đầu người bệnh cao 30 đến 45°, tăng thông khí, hạ thân nhiệt, đông miên. Truyền dịch Manitol nhưng phải thận trọng, cần theo dõi chặt chẽ và theo khuyến cáo của OMS không nên truyền Glucose (đường).

- Chỉ định đặt nội khí quản khi ứ đọng dịch tiết hô hấp, giảm ý thức với điểm Glasgow (thang điểm hôn mê) dưới 8 điểm.

Nguyên tắc sơ cấp cứu kịp thời khi xảy ra đột quỵNguyên tắc sơ cấp cứu kịp thời khi xảy ra đột quỵ

5. Di chứng tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tai biến mạch máu não có thể dẫn đến tử vong, nếu người bệnh may mắn sống sót sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Khi bị bệnh đột quỵ mà không đến bệnh viện, phòng khám để điều trị thì hệ thần kinh sẽ ngày càng bị tổn thương trầm trọng, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn và thậm chí vĩnh viễn không thể phục hồi được. Bình thường phải mất khoảng một tháng để người bị bệnh tai biến mạch máu não có thể phục hồi được.

Một số di chứng thường gặp sau khi bị bệnh tai biến mạch máu não bao gồm: 

- Liệt một tay hoặc cả tứ chi.

- Khả năng vận động kém, khó cử động chân tay.

- Nói ngọng, khó khăn trong việc giảm tiếp và thậm chí là mất ngôn ngữ.

- Thị lực suy giảm thậm chí gây mù loà.

- Các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc…

- Trường hợp nặng nhất là người bệnh có thể sống thực vật hoặc tử vong…

6. Gói tầm soát dự báo nguy cơ đột quỵ, các bệnh tim mạch 10 năm

Tai biến mạch máu não hay các vấn đề về tim mạch như nhồi màu cơ tim xảy ra đột ngột gây nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy việc tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, đột quỵ hay các bệnh mãn tính vô cùng quan trọng. 

Hiện nay, Y Tế hoàn toàn có thể ước tính nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, đột quỵ bằng thang điểm Framingham qua các thông số: độ tuổi, chỉ số Cholesterol, nồng độ HDL, huyết áp...

Dr. Binh Tele_Clinic là một trong nhưng phòng khám tư uy tín tại Hà Nội cung cấp gói khám tầm soát nguy cơ các bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (đột quỵ)... Gói dịch vụ tầm soát và phát hiện nguy cơ mắc bệnh gòm 18 các xét nghiệm và thủ thuật chuyên môn như siêu âm Doppler động mạch cảnh, đo điện tim, CRP test nhanh, kiểm tra chức năng gan, thận....

Trong quá trình thăm khám, đội ngũ bác sĩ Dr. Binh Tele_Clinic có kinh nghiệm trên 30 năm sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn sức khỏe cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng sẽ được hỗ trợ theo dõi sức khỏe trọn đời qua ứng dụng Medihome được kết nối trực tiếp với phòng khám. Các chỉ số sức khỏe hằng ngày của người bệnh sẽ được nhân viên y tế theo dõi thường xuyên.

Tóm lại bệnh đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp, vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng nêu trên cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế gần nhất để giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.

TAGS :

đột quỵ

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo