TRẺ NHỎ CÓ KHÁNG THỂ TỪ MẸ ĐÃ TIÊM VACCINE
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Theo Reuters, một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ sáu tháng tuổi được sinh ra từ những bà mẹ đã tiêm vaccine ngừa Covid_19 trong thai kỳ thường có kháng thể trong máu chống lại virus hơn so với những trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ không tiêm ngừa và bị nhiễm bệnh trong thai kỳ.
Các nhà nghiên cứu đã thông báo trên JAMA về số liệu 28 trẻ 6 tháng tuổi được sinh từ mẹ đã được tiêm 2 liều vaccine mRNA ở giai đoạn từ tuần 20 đến tuần 32 của thai kỳ thì việc truyền kháng thể từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai là cao nhất, và 12 trẻ sơ sinh ở độ tuổi trên sinh ra từ mẹ từng bị nhiễm bệnh trong cùng thời gian đó.
Họ nhận thấy mức độ kháng thể trong 57% trẻ sinh ra từ mẹ đã được tiêm vaccine nhưng chỉ có 8% kháng thể ở trẻ được sinh ra từ mẹ chưa nhận được mũi tiêm nào.
Chưa rõ là cần phải có mức độ kháng thể cao ở mức nào thì có thể bảo vệ được cơ thể chống lại virus, và kháng thể không phải là cơ chế bảo vệ duy nhất của cơ thể.
Tuy nhiên “có nhiều mối quan tâm từ các bậc cha mẹ và các bác sĩ nhi khoa muốn biết kháng thể tồn tại bao lâu trong cơ thể người mẹ sau khi tiêm chủng, và ở thời điểm này đã có một số câu trả lời”.
Bác sĩ Andrea Edlow của Bệnh viện Trung Ương Masachusetts tại Boston cho hay trong bài phát biểu của mình. “Chúng tôi hy vọng với những phát hiện này sẽ tạo động lực cho phụ nữ mang thai ưu tiên tiêm phòng trong giai đoạn thai kỳ”
Nguồn: JAMA