Ý nghĩa xét nghiệm Chlamydia dương tính? 3 bước cần làm ngay
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Kết quả xét nghiệm Chlamydia dương tính có ý nghĩa gì? Sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh Chlamydia nhiều khách hàng chưa biết cách đọc chính xác kết quả như thế nào. Chlamydia là bệnh lây qua đường tình phục phổ biến ở nam và nữ có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh sản. Bởi vậy, ngay khi có kết quả xét nghiệm, người bệnh cần có biện pháp xử lý ngay.
1. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm chlamydia dương tính
Kết quả xét nghiệm Chlamydia dương tính có ý nghĩa là người đó đã mắc bệnh Chlamydia, một căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến khó phát hiện triệu chứng. Bệnh Chlamydia có nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn chlamydia và có khả năng lây từ người sang người qua 2 con đường: đường tình dục và mẹ con.
Xét nghiệm Chlamydia là là phương pháp để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Chlamydia trong cơ thể bệnh nhân, giúp xác định một cách chính xác nguyên nhân triệu chứng bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, Chlamydia có thể gây ra cho sức khỏe các biến chứng vấn đề nghiêm trọng.
+ Biến chứng ở nữ: Viêm vùng chậu (PID) có thể gây tổn thương ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, gây sinh non hoặc lây truyền sang em bé khi sinh gây nhiễm trùng mắt, viêm phổi và có khả năng bị mù lòa, tử vong sau khi ra đời.
+ Biến chứng ở nam: Viêm mào tinh hoàn, viêm trực tràng, nhiễm trùng tiết niệu, ảnh hưởng sinh hoạt và đời sống tình dục.
Bệnh Chlamydia còn làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh đường tình dục như HIV hoặc lậu.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Chlamydia dương tính ở nam và nữ
2. Làm gì khi có kết quả xét nghiệm chlamydia dương tính?
Ngay khi có kết quả xét nghiệm std bệnh Chlamydia dương tính, người bệnh cần làm ngay 3 bước sau:
Bước 1: Nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa phụ sản - nam khoa
Bệnh nhân có giới tính nam hoặc nữ khác nhau sẽ có triệu chứng và các lưu ý riêng khi chữa bệnh.một chuyên khoa tư vấn với phác đồ điều trị riêng biệt.
+ Nếu người mắc bệnh là nữ giới thì cần phải tới bác sĩ chuyên khoa phụ sản để nhận tư vấn điều trị với thuốc kháng sinh.
+ Trong trường hợp phụ nữ bạn mang thai, các bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra biện pháp chữa bệnh an toàn, phù hợp nhất với thai phụ để không gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ lây nhiễm tới em bé trong bụng.
+ Đối với bệnh nhân là nam giới sẽ cần tới bác sĩ nam khoa để thăm khám và có tư vấn điều trị bệnh phù hợp nhất.
Biện pháp chủ yếu để điều trị Chlamydia là dùng thuốc kháng sinh cũng như kiêng quan hệ trong thời gian chữa bệnh.
Nhận tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng cơ thể từ bác sĩ chuyên khoa khi có kết quả xét nghiệm dương tính
Bước 2: Thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Bệnh Chlamydia có thể điều trị bằng kháng sinh. Biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất là uống Azithromycin với một liều duy nhất, hoặc uống ngày hai lần Doxycyclin trong vòng một tuần. Chi tiết như sau:
Đối với nam giới, để điều trị Chlamydia không biến chứng ở niệu đạo, cổ tử cung và trực tràng, kết hợp nhóm thuốc sau
+ Doxycyclin: Uống 2 viên, liều dùng 100mg mỗi ngày và dùng trong 7 ngày.
+ Tetracyclin: Mỗi ngày uống 1g, dùng trong 7 ngày.
+ Azithromycin: Uống liều duy nhất 1g.
+ Erythromycin: Mỗi ngày uống 4 viên, liều dùng 500mg, dùng trong 7 ngày.
+ Ofloxacin: Mỗi ngày uống 2 lần, liều dùng 200mg, dùng trong 7 ngày.
** Đối với phụ nữ có thai, để điều trị Chlamydia sử dụng các nhóm thuốc sau
+ Erythromycin: Mỗi ngày uống 4 viên, liều dùng 500mg, dùng trong 7 ngày.
+ Azithromycin: Uống liều duy nhất 1g.
Tất cả những người quan hệ với người mắc bệnh nên đến thăm khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người nhiễm bệnh nên kiêng quan hệ trong vòng một tuần sau khi dùng Azithromycin hoặc cho tới khi dùng đủ 7 ngày những loại thuốc khác để ngăn chặn bệnh bị lây nhiễm.
Thuốc kháng sinh đặc trị bệnh chlamydia sau khi có kết quả dương tính
Bước 3: Tái khám theo lịch hẹn
Có một vài trường hợp có thể tái nhiễm hoặc tái phát. Nếu như người bệnh không điều trị đúng mức mà vẫn quan hệ tình dục thì nguy cơ bị tái nhiễm là rất cao. Vì vậy, trong vòng 3 tháng sau khi điều trị, bệnh nhân nhiễm Chlamydia nên tới tái khám theo lịch bác sĩ đã hẹn để được kiểm tra lại ngay cả khi bạn tình đã khỏi bệnh.
Xét nghiệm Chlamydia dương tính nghĩa là khách hàng đã mắc bệnh Chlamydia, tùy vào tình trạng và mức độ nhiễm bệnh bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị và đơn thuốc chữa bệnh chlamydia phù hợp.