10 Bước cấp cứu nhồi máu cơ tim hướng dẫn bác sĩ
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Cấp cứu nhồi máu cơ tim cần được thực hiện nhanh chóng - chính xác để đảm bảo tính mạng người bệnh. Việc sơ cứu cấp cứu chậm trễn có thể để lại nhiều di chứng và hậu quả nghiêm trọng.
1. Chẩn đoán và phân biệt tình trạng nhồi máu cơ tim
1.1. Phân biệt nhồi máu cơ tim với các bệnh tim mạch
- Cơn đau thắt ngực thông thường: thời gian đau ngắn hơn nhồi máu cơ tim, đáp ứng với các thuốc nitrit, không có sóng Q bệnh lý trên điện tâm đồ, men tim không tăng.
- Viêm màng ngoài tim: có tiếng cọ ngoài tâm mạc, không có sóng Q hoại tử trên điện tâm đồ, các men tim nói chung bình thường. Nhưng có thể tăng nếu có viêm cơ tim kèm theo. Xác định bệnh chắc chắn bằng siêu âm tim.
- Phồng tách động mạch chủ: bệnh thường đau lan ra phía sau, thường có dấu hiệu của hở van động mạch chủ và các biểu hiện thần kinh. Xác định bệnh bằng chụp động mạch chủ và chụp cắt lớp tỷ trọng.
Phân biệt nhồi máu cơ tim với các bệnh lý tim mạch khác
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim
1.2.1. Chẩn đoán dựa trên dáu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng
- Các bệnh lý tim mạch: cơn đau thắt ngực thông thường, viêm màng ngoài tim, phồng tách động mạch chủ.
- Các bệnh lý về hô hấp và lồng ngực: Tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi tự phát, khí trùng trùng thất, tràn dịch cấp màng phổi trái, đau dây thần kinh liên sườn Zona lồng ngực.
- Các bệnh lý về tiêu hoá: Viêm tụy cấp, viêm túi mật, thoát vị hoành, thủng ổ loét dạ dày tá tràng.
1.2.2. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim xác định
* Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng phổ biến nhất là đau ngực. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, mệt mỏi, lạnh tay chân,…
* Triệu chứng cận lâm sàng bằng các phương pháp xét nghiệm nhồi máu cơ tim:
- Điện tâm đồ: dựa vào điện tâm đồ các bác sĩ không những chẩn đoán người bệnh có bị nhồi máu cơ tim hay không mà còn biết được vị trí bin nhồi máu cơ tim.
- Xét nghiệm chỉ số CK - MB : Trong giai đoạn cấp để chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim, chỉ cần thử Troponin. CK - MB được dùng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim tái phát trong giai đoạn bán cấp của nhồi máu cơ tim vì trong giai đoạn này Troponin vẫn còn tăng.
- Xét nghiệm chỉ số Troponin: xét nghiệm hai chỉ số Troponin T, Troponin I là hai loại men tim có giá trị chẩn đoán rất cao và đặc hiệu cho cơ tim. Ngoài ra hai chỉ số còn có giá trị trong việc tiên lượng bệnh.
- Xét nghiệm chỉ số LDH: tăng trong nhồi máu cơ tim cấp, sau khoảng 8 đến 48 giờ sau khi bệnh khởi phát.
- Xét nghiệm chỉ số AST (GOT): tăng trong nhồi máu cơ tim, sau khoảng 8 đến 12 giờ sau khi bệnh khởi phát.
- Siêu âm tim: khi chẩn đoán nhồi máu cơ tim còn chưa rõ ràng trên điện tâm đồ thì siêu âm tim có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán qua hình ảnh rối loạn vận động vùng.
Trong đó xét nghiệm điện tâm đồ và xét nghiệm các chỉ số men tim là có giá trị nhất.
2. Hướng dẫn phương pháp cấp cứu nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là một trong những cấp cứu khẩn cấp trong y khoa, là tình trạng tắc nghẽn đột ngột động mạch nuôi tim gây thiếu máu nuôi tim, từ đó gây tổn thương tế bào cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí là đột tử… Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong lên đến 50%.
2.1. Nguyên tắc cấp cứu nhồi máu cơ tim đúng cách
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường bệnh.
- Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần.
- Sử dụng thuốc Nitroglycerin.
- Sử dụng thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu.
- Lưu thông động mạch vành bị tắc nhằm tái tưới máu cho vùng cơ tim bị tổn thương bằng phương pháp can thiệp động mạch vành, thuốc tiêu huyết khối.
- Dự phòng chống sốc.
- Dự phòng và điều trị các biến chứng có thể xảy ra.
2.2. Các bước cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp
- Bước 1: Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi trên giường bệnh trong vòng 48 giờ đầu. Sau 48 giờ nếu không thấy các dấu hiệu như đau ngực, mệt mỏi, nhịp tim tăng quá 30 lần/ phút thì người bệnh có thể ngồi. Sau 1 tuần có thể đi lại nhẹ nhàng quanh phòng bệnh.
- Bước 2: Nếu bệnh nhân đau có thể dùng các thuốc giảm đau sau Morphin, Promedol, sử dụng đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da hay tiêm bắp với liều 10mg. Chú ý khi dùng Morphin vì có thể gây sốc.
- Bước 3: Dự phòng sốc bằng cách cho thở bình oxy.
- Bước 4: Dùng thuốc Nitroglycerin đặt dưới lưỡi hay xịt dưới lưỡi để làm giảm đau ngực.
- Bước 5: Theo dõi điện tim và đặt Monitoring.
- Bước 6: Tiêu huyết khối bằng các thuốc tiêu huyết khối như Streptokinase, Urokinase, r - ATP.
- Bước 7: Điều trị ngoại khoa như can thiệp mạch qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vách.
- Bước 8: Điều trị các mạch nhỏ sau can thiệp mạch hoặc sau khi dùng các thuốc tiêu huyết khối bằng các thuốc giãn mạch như thuốc chẹn kênh calci, Nitroprusside, Adenosine.
- Bước 9: Sử dụng thuốc chống đông và thuốc chống ngưng kết tiểu cầu
Thuốc chống đông như: Heparin, nhóm thuốc ức chế trực tiếp Thrombin.
Thuốc chống ngưng kết tiểu cầu như: Aspirin, Tirofiban, Ticlopidine, Abciximab, Eptifibatide,...
- Bước 10: Dự phòng tái phát bằng các thuốc chẹn beta trong giai đoạn phục hồi.
Tuy nhiên trên những người bệnh cụ thể các bác sĩ sẽ có những hướng điều chỉnh thích hợp.
Hướng dẫn chi tiết các bước cấp cứu nhồi máu cơ tim
3. Lưu ý "thời gian vàng" cấp cứu nhồi máu cơ tim
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sinh Hiền - Giám đốc Bệnh viện tim Hà Nội với các trường hợp điển hình, với các triệu chứng như đau ngực, đau dữ dội lan lên cổ hoặc tay trái, vã mồ hôi và các triệu chứng không điển hình như mệt, khó thở thì "thời gian vàng" tốt nhất để cấp cứu là trong vòng 6 tiếng từ khi bệnh bắt đầu khởi phát. Cũng theo bác sĩ, nếu được cấp cứu trong thời gian vàng người bệnh sẽ có cơ hội phục hồi tốt, nếu để lâu hơn vẫn có những biện pháp can thiệp. Tốt nhất là đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm đáng tiếc xảy ra.
Giờ vàng để cấp cứu nhồi máu cơ tim, đảm bảo an toàn người bệnh
4. Khi nào cần mổ cấp cứu nhồi máu cơ tim?
Việc quyết định mổ cấp cứu nhồi máu cơ tim khi nào là rất quan trọng vì nó quyết định sự sống còn của người bệnh. Việc này được quyết định bởi các bác sĩ điều trị, được thực hiện sau khi các phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) không đem lại hiệu quả như dự kiến hoặc các trường hợp nguy kịch đang đe dọa đến tính mạng.
- Can thiệp động mạch vành thì chiến lược đầu tiên là điều trị tái tưới máu cho những người bệnh nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên trong vòng 12 giờ tính từ lúc khởi phát triệu chứng. Điều trị tái tưới máu được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu cục bộ nhỏ hơn hoặc bằng 12 giờ và có đoạn ST chênh lên.
+ Đối với bệnh nhân có đoạn ST chênh lên (STEMI): Can thiệp mạch vành qua da ngay lập tức.
+ Đối với bệnh nhân không có đoạn ST chênh lên (NSTEMI): Can thiệp mạch vành ngay cho bệnh nhân không ổn định hoặc vong vòng 24 giờ đến 48 giờ đối với bệnh nhân ổn định.
- Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay cho nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành và phẫu thuật này chỉ có tác dụng khi được thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, tốt nhất là 6 giờ đầu. Đầu tiên các bác sĩ thông tất cả các mạch vành bị tắc, sau đó tái tưới máu vùng nuôi cơ tim bị thiếu máu hay hoại tử. Từ đó, cơ tim được phục hồi, không còn tình trạng hoại tử, đau ngực làm cho người bệnh phục hồi dần dần.
Phẫu thuật nhồi máu cơ tim
5. Các lưu ý khi cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà
5.1. Tình trạng khó thở trong nhồi máu cơ tim
Đây là tình trạng xảy ra trước hoặc song hành cùng với cơn đau ngực, triệu chứng này xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động thể lực nhẹ nhàng. Đi kèm với khó thở người bệnh còn lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Tuy là một triệu chứng thường gặp ở hầu hết các bệnh nhưng chúng ta vẫn không loại trừ nguy cơ của bệnh nhồi máu cơ tim.
5.2. Lưu ý liều aspirin trong nhồi máu cơ tim
Aspirin là thuốc chống kết tập tiểu cầu thường hay được sử dụng.Trong bệnh nhồi máu cơ tim liều điều trị của Aspirin được khuyến cáo dùng càng sớm càng tốt cho tất cả những người bệnh không có chống chỉ định, với liều:
- Liều nạp: 150 - 300mg (nhai uống) hoặc 75- 250mg (tiêm tĩnh mạch, nếu không uống được).
- Liều duy trì: 75 - 100mg/ ngày.
Khuyến cáo của Bộ Y tế nên dùng thuốc kháng tiểu cầu kép: Aspirin kết hợp với một thuốc ức chế thụ thể P2Y12 (Prasugrel hoặc Ticagrelor).
Thuốc sơ cứu, cấp cứu khi bị cơn đau tim cấp
5.3. Người bị nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?
Khả năng sống của bệnh nhân nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian phát hiện ra bệnh, thời điểm đưa người bệnh đến cơ sở y tế, thời gian được cấp cứu, biện pháp cấp cứu ban đầu và quá trình điều trị, phục hồi của người bệnh…
Theo Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót của nam giới khi bị nhồi máu cơ tim lần lượt là: khoảng 80% sống được trên 1 năm; 61,5% sống được trên 5 năm và 46,2% sống được trên 10 năm. Ngược lại tỷ lệ tử vong ở nữ giới cao hơn nam giới là 45%.
Rất nhiều trường hợp dù được cứu sống nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 13% nam giới và 40% nữ giới tái phát lại trong vòng 5 năm đầu tiên, những đối tượng này cũng có nguy cơ bị cao hơn những người bình thường.
Với các bệnh diễn ra đột ngột như nhồi máu cơ tim, đột quỵ việc theo dõi và tầm soát bệnh sớm vô cùng quan trọng. PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic cung cấp gói tầm soát các bệnh tim mạch và dự báo nguy cơ nhồi máu cơ tim 10 năm chỉ từ 955.000đ. https://drbinh.com/goi-du-bao-chuyen-sau-10-nam-nguy-co-cac-benh-ly-tim-mach-chu-yeu
Gói khám bao gồm các nội dung kiểm tra và xét nghiệm chuyên môn được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm: kiểm tra chức năng gan, thận, kiểm tra nội tổng quát, siêu âm, chụp X-Quang, điện tim, kiểm tra mỡ máu...
Thay vì bỏ ra hàng chục triệu đồng để điều trị bệnh tim mạch kèm theo các di chứng tai biến nguy hiểm. Chủ đồng tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm chi phí.
Cấp cứu nhồi máu cơ tim như thế nào chính xác nhất? Bộ Y Tế đã ban hành các hướng dẫn về việc chẩn đoán và xử trí với bệnh nhồi máu cơ tim. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm y tế vững hãy lập tức thông báo cho CSYT gần nhất và thực hiện các phương pháp sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản cho người bệnh.