HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Bệnh giang mai ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

Bệnh giang mai ở miệng gây tổn thương ở miệng, lưỡi, amidan… và ảnh hưởng tới việc giao tiếp và gây ra biến chứng nguy hiểm. Căn bệnh này chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục khi quan hệ bằng miệng với người bị nhiễm xoắn khuẩn Giang mai bám dính trên các vết loét trên niêm mạc da.

1. Tìm hiểu về bệnh giang mai ở miệng là như thế nào?

Bệnh giang mai ở miệng là là một trong các bệnh std phổ biến gây ra bởi xoắn khuẩn Giang Mai Treponema Pallidum có dạng lò xo xoắn từ 6-14 vòng. Loại xoắn khuẩn này có khả năng di động cao và dễ dàng bám vào các vết loét trên niêm mạc da, vết thương hở ở miệng khi quan hệ tình dục với người bị bệnh giang mai.

Theo thống kê của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) mỗi năm trên thế giới có khoảng hơn 12 triệu ca mắc giang mai, trong đó có khoảng 900 nghìn trường hợp ở Brazil. Trong đó bệnh giang mai ở miệng khá phổ biến ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi.

Minh họa các vết săng giang mai ở miệng ở lưỡi người bệnhMinh họa các vết săng giang mai ở miệng ở lưỡi người bệnh

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng là gì?

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng cũng như trường hợp bệnh giang mai khác là do xoắn khuẩn giang mai. Bệnh lây truyền từ người sang người qua các con đường như:

+ Quan hệ tình dục bằng miệng: Đây là con đường lây nhiễm trực tiếp bệnh giang mai phổ biến nhất từ người - người.

+ Lây truyền gián tiếp khi sử dụng chung các vật dụng với người mắc bệnh giang mai như khăn mặt, bàn chải…

+ Lây truyền qua đường từ mẹ sang con: ở thai kỳ thứ 4 trở đi, người mẹ mắc bệnh giang mai ở miệng có nguy cơ lây lan sang con trong quá trình mang thai.

Xoắn khuẩn giang mai là nguyên chính gây giang mai ở miệng

Xoắn khuẩn giang mai là nguyên chính gây giang mai ở miệng

3. Biểu hiện của bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng có thời gian ủ bệnh khoảng 21 đến 30 ngày và trong khoảng thời gian này không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Triệu chứng lâm sàng của bệnh giang mai rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiệt miệng, viêm họng… vì vậy người bệnh thường chủ quan, đến khi nó ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt người bệnh mới đi khám. Dưới đây là triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh giang mai ở miệng:

3.1 Triệu chứng lâm sàng của bệnh giang mai ở miệng giai đoạn nguyên phát

Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng giai đoạn đầu có thể nhận biết qua môi, lưỡi, họng, khoang miệng hoặc xung quanh miệng xuất hiện các vết loét có đường kính từ 2-4 cm.

Trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai ở miệng, các vết loét thường có dạng hình tròn hoặc bầu dục được gội là săng hay săng giang mai ở miệng.

Triệu chứng dễ nhận biết của giang mai gây tổn thương tại môi, họng, lưỡiTriệu chứng dễ nhận biết của giang mai gây tổn thương tại môi, họng, lưỡi

3.2 Triệu chứng lâm sàng của bệnh giang mai ở miệng giai đoạn thứ phát

Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng trong giai đoạn thứ phát như sau:

- Sau một thời gian, các vết loét sẽ lan rộng hơn và số lượng vết loét cũng tăng lên.

- Cổ họng, dưới thành họng hoặc Amidan thường sưng, đau.

- Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn việc ăn uống sẽ trở lên khó khăn: nuốt nước bọt, ăn, nói chuyện cũng có thể khiến người bệnh trở nên đau đớn.

- Ở những người bệnh nặng, các vết loét xuất hiện mủ có màu trắng hoặc trắng đục, làm cho miệng có mùi hôi.

- Nổi phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc nổi toàn thân.

- Sưng hạch bạch huyết.

- Ngoài ra còn có các biểu hiện sốt, nhức đầu, đau khớp, cơ, viêm họng, chảy dịch ở nước mắt, nước mũi và sút cân…

4. Hình ảnh săng giang mai ở miệng

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

(A): Các dát màu đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay.

(B): Xuất hiện các ban đỏ ở vòm miệng cứng.

(C) : Niêm mạc miệng, môi xuất hiện các ban đỏ.

(D): Những vết loét xuất hiện khoé môi.

5. Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai ở miệng theo khuyến cáo Bộ Y Tế

5.1 Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai ở miệng

- Bệnh giang mai ở miệng nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa được là rất cao. Phương pháp điều trị bệnh giang mai ở miệng cơ bản nhất ở hầu hết các trường hợp giang mai ở miệng là thuốc kháng sinh Benza Penicillin G.

- Người bệnh phải thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị khi phát hiện ra mình mắc bệnh giang mai. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể tự khỏi sau một vài tuần nhưng trong cơ thể vẫn còn xoắn khuẩn giang mai.

- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh giang mai

5.2 Cách phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng

- Không nên và tốt nhất là không quan hệ tình dục bằng miệng.

- Quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Truyền thông giáo dục mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, gìn giữ nét thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Chống nạn mại dâm.

- Cần kiểm tra sức khỏe trước khi đi đăng ký kết hôn.

6. Các câu hỏi liên quan tới bệnh giang mai ở miệng

6.1. Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?

Giang mai có lây qua đường miệng, thậm chí đây là con đường phổ biến nhất gây ra bệnh. Khi quan hệ tình dục không tránh khỏi việc tiếp xúc miệng với bạn tình, đặc biệt khi quan hệ bằng miệng. Khi ấy xoắn khuẩn giang mai sẽ được truyền từ người sang người qua qua dịch tiết.

6.2. Bệnh giang mai ở miệng có đau không?

Một đặc điểm quan trọng của bệnh giang mai ở miệng đó là không có triệu chứng đau tại các vị trí tổn thương trên da. Bởi vậy bệnh giang mai cần được phân biệt với tình trạng ung thư biểu mô tế bào vảy.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI Ở MIỆNG HIỆU QUẢ

Người mắc bệnh STD (bệnh lây qua đường tình dục) như giang mai, lậu, viêm gan B... thường có tâm lý tự ti, ngại đi khám... Hiểu được tâm lý đó của người bệnh, PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic cung cấp gói khám, tư vấn, xét nghiệm và điều trị bệnh lây qua đường tình dục.

+ Thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối

+ Khám và điều trị trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm trên 30 năm: Thầy thuốc nhân dân Vũ Quốc Bình, Bác sĩ CKII Chu Xuân Anh...

+ Chi phí rẻ, hỗ trợ mở hồ sơ theo dõi sức khỏe Online miễn phí

Tầm soát, theo dõi và điều trị sớm giúp tăng tỷ lệ chữa bệnh thành công, loại bỏ các biến chứng nguy hiểm bệnh gây nên. Đăng kí khám bệnh ngay qua HOTLINE: 19009024 hoặc trực tiếp tại PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic

Tóm lại, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm chữa khỏi bệnh giang mai ở miệng trong giai đoạn đầu. Nhưng bệnh giang mai ở miệng không được điều trị có thể gây tổn thương các cơ quan khác như tim, não, gan, thận… thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Khi nghi ngờ hoặc thấy xuất hiện các triệu chứng nêu trên người bệnh cần đến các bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, hướng dẫn và điều trị dứt điểm. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!

TAGS :

bệnh giang mai bệnh giang mai ở miệng giang mai

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo