HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? 8 Thực phẩm bác sĩ khuyên ăn

Bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Rối loạn nhịp tim là nguyên chủ yếu của nhiều trường hợp đột tử hiện nay. Người bị rối loạn nhịp tim ngoài uống thuốc và sử dụng các phương pháp điều trị can thiệp cần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý như: các món rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc, thịt cá...

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi nhịp xoang đập quá nhanh hay quá chậm, không phù hợp với hoạt động co bóp bình thường của tim. Sự hoạt động bất thường này gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do những bất thường của tim hay những bệnh lý của tim, tâm lý bị tác động mạnh, căng thẳng, stress, lao động gắng sức, thường xuyên sử dụng chất kích thích, người mắc các bệnh chuyển hóa (tăng huyết áp, đái tháo đường,...) hoặc dị ứng một loại thực phẩm nào đó,...

Rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Để khắc phục tình trạng rối loạn loạn nhịp tim có rất nhiều phương pháp, trong đó có nhiều phương pháp không nhất thiết phải dùng dùng thuốc mà chỉ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp thay đổi lối sống.

Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân rối loạn nhịp tim từ vừa đến nặng hơn, việc điều trị bằng phương pháp y học hiện đại là bắt buộc nhưng cũng cần phải kết hợp với lối sống khoa học để đạt tối đa hiệu quả điều. Dưới đây là những thực phẩm người bị rối loạn nhịp tim nên ăn.

Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Lưu ý 8 thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Lưu ý 8 thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

2. Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì?

2.1. Các loại đậu, hạt điều, đậu đen, ngũ cốc, bơ...

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: đậu, ngũ cốc, hạt điều, bơ... là lựa chọn hoàn hảo khi chưa biết người bị rối toạn nhịp tim nên ăn gì.

Những khoáng chất (Natri, Kali, Calci, Magie) hàng ngày cơ thể không cần hấp thụ quá nhiều nhưng nếu thiếu hụt thì chúng lại là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim. Trong những khoáng chất kể trên thì Magie đóng vai trò quan trọng nhất, vì vai trò của nó là vận chuyển các chất điện giải như Kali, Canxi vào tế bào nhằm đảm bảo sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co bóp cơ tim, khiến tim co bóp bình bình thường.

Chính vì vậy ,mà người bệnh nên bổ sung đầy đủ những khoáng chất trong các loại đậu, đậu đen, sữa đậu nành, hạt điều, ngũ cốc, bơ, chuối, rau lá xanh (rau chân vịt), sữa ít béo,...

Lựa chọn ăn các loại hạt tốt cho sức khỏe

2.2. Thực phẩm giàu Omega-3: cá thu, các hồi, cá ngừ, hạt chia…

Thức ăn tốt chó người bị rối loạn nhịp tim không thể thiếu các loại cá, hạt chia giàu Omega-3. Nhiều nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh, nếu những thực phẩm giàu Omega - 3 có trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp giảm nhịp tim, hạn chế nguy cơ rối loạn nhịp tim, đồng thời giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong ở những người đã có bệnh lý về tim.

Ngoài ra, dầu cá cũng có tác dụng hạ huyết áp nhẹ chống viêm, chống oxy hóa và làm chậm sự hình thành của các mảng xơ vữa trong động mạch.

Món ăn trị rối loạn nhịp tim giàu Omega-3 bao gồm: các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường gặp như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá chim trắng,... hay có nguồn gốc từ thực vật như trong các loại hạt (như hạt chia, hạt điều, hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô,...) và trong các loại hoa quả (như quả việt quất, rau súp lơ, rau chân vịt,...). Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn 2-3 bữa cá trong một tuần.

 

Hình 1: Một số loại thực phẩm giàu Omega - 3 có thể làm giảm nhịp tim. 

Tuy nhiên Omega - 3 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt ở những người đang sử dụng thuốc chống đông máu. Vì vậy, những đối tượng này cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng những thực phẩm này.

2.3. Thực phẩm nhiều chất xơ (rau xanh, hoa quả) và vitamin

Trong cuộc sống hàng ngày việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả luôn tốt cho sức khỏe vì chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể. Các loại rau xanh, hoa quả nên ăn bao gồm bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây, ớt chuông, cà chua, cà rốt, cam, quýt, táo, chuối, nho, kiwi,...

Ăn gì trị rối loạn nhịp tim? Theo các nhà nghiên cứu, nếu tiêu thụ 800g rau củ, trái cây mỗi ngày giúp giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm 31% nguy cơ tử vong. Rau xanh và trái cây cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất lớn cho cơ thể.

Việc bổ sung những thực phẩm này vào bữa sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nồng độ cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ gây ra rối loạn nhịp tim. Bởi vậy hãy thêm ngay các loại rau xanh nhiều chất xơ và vitamin vào chế độ ăn cho người bị rối loạn nhịp tim.

Hình 2: Rau xanh và trái cây giúp người bệnh ổn định nhịp tim và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch 

Tuy nhiên những loại rau màu xanh đậm chứa một lượng lớn vitamin K có thể gây đông máu, làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông. Vì vậy, những đối tượng đang sử dụng thuốc chống đông như Warfarin cần hạn chế ăn những thực phẩm kể trên với số lượng lớn.

2.4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin A và C

Tăng huyết áp, mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch trong đó có bệnh rối loạn nhịp tim. Trong đó những thực phẩm giàu vitamin A và C có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giảm căng thẳng, stress; vì vậy nên ăn những thực phẩm bảo vệ mạch máu sẽ rất hữu ích để chống rối loạn nhịp tim.

Một số món ăn trị rối loạn nhịp tim người bệnh nên ăn là:

Những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, ớt chuông hay ớt ngọt, quả xoài,...

Những  thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: ớt chuông đỏ, quả kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh, dưa lưới vàng, cà chua, khoai tây,...

2.5. Nhóm thực phẩm chứa nhiều kali

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Kali giúp hạ huyết áp - một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn nhịp tim, giãn cơ tim sau khi bị canxi kích thích. Do đó, để tránh làm tăng nhịp tim ở những người nhịp tim nhanh thì thực phẩm giàu Kali cũng cần phải bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn quả gì? Cam, chuối, cà chua... thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều kali... ngoài ra, cải bó xôi, khoai tây nướng, cà chua, cam, chuối,... cũng được các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên dùng. Lưu ý nên sử dụng gia vị thay thế cho muối khi chế biến thức ăn như quế, hồi, thảo quả,...

Cần lưu ý rằng khoai tây và chuối làm cho đường huyết của bệnh nhân tăng cao, nên cần hạn chế thực phẩm này với những người có nhịp tim nhanh kết hợp với tiểu đường hay béo phì.

Hình 3:  Khoai tây nướng là lựa chọnchọn tốt nhất vì khoai tây có nhiều kali trong vỏ, một một củ khoai tây nướng cả vỏ chứa 941 mg Kali

2.6. Thịt trắng

So với những thực phẩm chứa tinh bột thì những thực phẩm chứa chất đạm có thời gian tiêu hóa lâu hơn vì vậy người bị nhịp tim nhanh nên hạn chế thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhất là những người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, cường giáp,... 

Chất đạm có rất nhiều trong các loại thịt nhưng thịt đỏ chứa một lượng lớn chất béo bão hòa làm tăng cholesterol máu, từ đó làm nặng nề hơn tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh nên ăn nhiều thịt trắng thay vì ăn thịt đỏ.

2.7. Đậu phụ

Một trong những nguyên nhân khiến tim đập nhanh hay chậm hay lúc nhanh lúc chậm là rối loạn chất điện giải,vì vậy mà việc bổ sung chất điện giải như Canxi, Magie, Kali là một trong những cách giúp ổn định nhịp tim. 

Nếu chưa biết người bị rối loạn nhịp tim nên ăn uống gì? Đậu phụ là một trong những thực phẩm giàu Canxi và Vitamin nên đậu phụ cũng được xếp vào những thực phẩm tốt cho người rối loạn nhịp tim.

2.8. Khổ sâm

Xu hướng chữa bệnh rối loạn nhịp tim mới hiện nay là dùng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, điển hình là dược liệu Khổ sâm.

Theo cuốn Dược liệu 1, Bộ Y tế cho biết, Khổ sâm có tác dụng ổn định nhịp tim, ngăn ngừa cơn nhịp nhanh xuất hiện, đồng thời làm giãn mạch máu, lưu thông máu đến tim và đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ưu điểm của Khổ sâm là giảm nhịp tim nhưng không gây hạ nhịp tim quá mức, co thắt phế quản.

Hình 4: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ngưu Tâm Vương, với thành phần chính là Khổ sâm giúp điều trị rối loạn nhịp tim 

Nhiều nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy, tác dụng giãn mạch máu của Khổ sâm tương tự như nhóm thuốc chống loạn nhịp tim (nhóm thuốc chẹn Beta giao cảm - nhóm thuốc được dùng phổ biến).

3. Cẩm nang chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhịp tim

Chế độ ăn uống của người rối loạn nhịp tim cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời có tác dụng kiểm soát nhịp tim. Dưới đây là nguyên tắc dinh dưỡng để người bệnh có thể dựa vào đó chọn những thực phẩm phù hợp:

- Ăn nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, ngô, yến mạch, gạo lứt giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp và kiểm soát đường huyết.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

- Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất giúp tim co bóp bình thường, chống viêm, chống oxy hóa, hạn chế sự tích tụ các mảng xơ vữa ở động mạch.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu Omega - 3 giúp giảm nhịp tim, hạn chế nguy cơ rối loạn nhịp tim.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,... 

Bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Nếu đang gặp trường hợp rối loạn nhịp tim tuyệt đối cần lứu ý xay dựng một chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng. Đặc biệt giảm bớt các loại thức ăn chứ nhiều cholesterol và các đồ uống có chưa caffein. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic để được chuyên gia y tế tư vấn chi tiết.

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo