Cảnh báo, bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bệnh lý tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Có thể nhiều người không biết, các bệnh lý về mắt như cận thị, loạn thị hay tăng nhãn áp đều có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như mờ mắt, đục thuỷ tinh thể và mù loà.
1. Trả lời, tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
Căn bệnh tăng nhãn áp, cườm nước hay còn có cái tên khác là glocom. Là một bệnh ký mà áp suất trong cầu mắt của bệnh nhân vượt quá mức. Nguyên nhân chính là do thủy dịch trong cầu mắt hoạt động không bình thường do các tác nhân như va đập hoặc vi khuẩn xâm hại, di truyền…
Câu hỏi bệnh nhân tăng nhãn áp có nguy hiểm không là có. Một cuộc khảo sát diện rộng trên thế giới cho thấy hiện nay có tới 61 triệu bệnh nhân bị giảm thị trường ( vùng nhìn thấy ) gây ra do bệnh tăng nhãn áp ở mắt người. Thật không may có tới 5 triệu người mắc và bị mù mắt không thể chữa khỏi, trong đó một nửa là bị mù 1 mắt và nửa còn lại là bị mù cả hai mắt.
Không chỉ là tăng nhãn áp có nguy hiểm hay không mà nó còn có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái của mình. Bố mẹ nếu như một trong hai người bị bệnh có thể di truyền sang cho con và nếu cả hai người đều mắc thì tỷ lệ con sinh ra bị tăng nhãn áp bẩm sinh là rất cao.
Các căn bệnh nền như bệnh tiểu đường và tăng huyết áp toàn thân cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh tăng nhãn áp. Các bệnh nhân này thường điều trị khó hơn những bệnh nhân bị tăng nhãn áp do ảnh hưởng từ bên ngoài.
Bệnh tăg nhãn áp Glocom có nguy hiêm không, câu giải thích chuân y khoa
2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng nhãn áp ở mắt
2.1. Mù lòa, biến chứng bệnh tăng nhãn áp ở mắt
Có nhiều bệnh nhân đã có những lơ là với căn bệnh thế kỷ này, họ thường hỏi rằng bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm hay không mà không biết rằng nó cực kỳ nguy hiểm.
Bệnh tăng nhãn áp được xem là một trong những bệnh có tỷ lệ mù lòa cao nhất trong các bệnh thường gặp ở mắt người.Đi kèm cùng với đục thủy tinh thể được xem là hai căn bệnh gây mù lòa nhiều nhất ở Việt Nam từ trước cho đến giờ.
Đa phần bệnh nhân mắc tăng nhãn áp đều là do không trang bị được cho bản thân mình nhiều kiến thức nhận biết bệnh. Người bệnh thường lơ là và không để ý tới bệnh mà tưởng rằng các triệu chứng chỉ là do cận thị hoặc loạn viễn thị gây ra. Đến lúc bệnh nhân khám và phát hiện ra bệnh lý thì quá muộn để có thể chữa trị.
Tăng nhãn áp, bệnh Glocom gây biến chứng mù loà nguy hiểm ở mắt
2.2. Suy giảm thị lực ở mắt: giảm tầm nhìn, mỏi mắt…
Ngoài những thắc mắc về bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không thì những biểu hiện thường gặp của bệnh này là gì cũng được nhiều người quan tâm sau khi hiểu rõ mức độ nguy hiểm của nó.
Các bệnh lý về tăng nhãn áp ở nhiều bệnh nhân là khác nhau và cực kỳ phức tạp. Đa phần là đau âm ỉ, sụt giảm thị lực một cách từ từ, đau nhức mắt đột ngột, mắt có thể có biểu hiện đỏ, nhòe, một số trường hợp buồn nôn và đau nhức đầu đi kèm nửa đầu vùng vai gáy. Bệnh nhân thường có những triệu chứng như căng tức vùng mắt, mắt khó chịu như muốn nổ tung và chảy nhiều nước mắt.
Mặc dù các triệu chứng đều không kéo dài và không quá đau gắt. Chỉ các trường hợp thực sự quá đau bệnh nhân lúc đó mới lo lắng và đi khám. Nếu như có các triệu chứng bất thường về mắt hoặc có điều kiện thì nên đi khám mắt định kỳ thường xuyên. Để có thể có liệu pháp điều trị tốt nhất có thể và tránh các trường hợp để quá lâu gây khó khăn trong việc cứu chữa.
Bệnh tăng nhãn áp nguy hiểm không, biến chứng cản trở tầm nhìn của Glocom
3. Trường hợp có nguy cơ mắc chứng tăng nhãn áp ở mắt cao.
Một trong những kiến thức mà bạn đọc nên trang bị đó là chứng tăng nhãn áp ở mắt thường có nguy cơ mắc phải ở trường hợp nào.
Từ chính nguyên nhân gây bệnh mà ra do vậy việc tránh gây ảnh hưởng đến dòng luân chuyển thủy dịch trong cầu mắt thì hoàn toàn an toàn. Nhưng có những trường hợp như người phải tiếp xúc làm việc trong không khí bẩn, làm việc trong môi trường đầy hiểm nguy mà không có trang bị bảo hộ cho mắt. Các trường hợp trên có thể kể đến như hàn xì, cắt cán sắt thép, lao công, hoạt động thực hành thí nghiệm hóa học, chơi thể thao có tính cạnh tranh cao.
Ngoài ra nếu như trong gia đình bạn có người có tiền sử và đang mắc bệnh tăng nhãn áp thì có thể triệu chứng này di truyền sang cho thế hệ khác. Các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định bệnh glocom hay tăng nhãn áp có thể di truyền đến đời sau.
Người bệnh có tiền sử bệnh nền như suy giảm các chức năng, tiểu đường, huyết áp cao. Đa phần sẽ gây ảnh hưởng và suy giảm các chức năng làm cho các chức năng ở cầu mắt bị ảnh hưởng đáng kể là nguyên nhân chính dẫn đến tăng nhãn áp ở cầu mắt.
Do vậy người có bệnh lý về các bệnh nền khôn chỉ thăm khám tổng quan bình thường, nếu như có các triệu chứng lạ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và có lịch trình kiểm tra mắt của mình theo hàng tháng.
4. Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không?
Ngoài những hoài nghi về bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm hay không thì câu hỏi về bệnh này có chữa được hay không cũng được nhiều người khá quan tâm. Câu trả lời là không thể chữa khỏi hoàn toàn 100% nhưng vẫn có thể kiểm soát nếu như bệnh nhân thực hiện đúng yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Cụ thể bệnh tăng nhãn áp sẽ tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh lý trên từng bệnh nhân như thế nào và sau đó bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tư vấn cách điều trị rõ ràng phù hợp nhất.
Một trong những cách thường được sử dụng nhất đó chính là dùng thuốc điều trị để hạ đi mức độ tăng áp trong cầu mắt của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng laser công nghệ cao hoặc mổ trực tiếp để có thể ngăn chặn cũng như khắc phục các chức năng bị tổn thương do glocom gây ra cho mắt.
Như đã nói ở trên bệnh lý tăng nhãn áp không thể điều trị một cách dứt điểm được hoàn toàn mà chỉ hạn chế cũng như giảm thiểu các triệu chức và mức độ phát triển của bệnh. Nếu như bệnh nhân lơ là và tưởng chừng nó đã khỏi và không đi thăm khám trở lại thì khả năng cao việc tái bị các triệu chứng lại tiếp tục xảy ra.
Trong trường hợp trên bệnh nhân có thể lại phải phẫu thuật để cứu chữa mắt. Nhiều trường hợp bệnh nhân lơ là và chỉ đau nhẹ âm ỉ thỉnh thoảng vào lúc thay đổi thời tiết. Không lâu dẫn đến giảm thị lực và mù lòa trậm trọng mà không thể cứu chữa.
Chữa bệnh tăng nhãn áp, tránh gây nguy hiểm gay cản trở tầm nhìn
5. Phác đồ điều trị bệnh tăng nhãn áp chuẩn y khoa
Cả phác đồ điều trị bệnh tăng nhãn áp chuẩn y khoa đều phải trải qua nhiều bước theo nguyên tắc. Đa số các bệnh nhân khi mắc bệnh tăng nhãn áp đều được kê thuốc sử dụng chẹn giao cảm beta. Các bước điều trị nếu như bệnh nhân không có dấu hiệu thay đổi chuyển biến tốt thì sẽ tăng liều lượng hoặc thay đổi thuốc.
Bác sĩ chuyên khoa có thể kê thêm Prostaglandin đi kèm, bệnh nhân nếu vẫn chuyển biến xấu thì phương pháp cuối cùng là tiến hành mổ phẫu thuật mắt để khắc phục những hư tổn trong cấu trúc mắt.
Chung quy lại tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Câu trả lời là hoàn toàn cực kỳ nguy hiểm, người bệnh thường chủ quan không để ý đến các triệu chứng nhẹ của bệnh mà để bệnh trở nên mãn tính. Chính vì vậy hãy tập thói quen thăm khám và kiểm tra mắt định kỳ cho cả gia đình bạn hằng năm để tránh các trường hợp xấu xảy ra.