HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Gợi ý 9+ cách điều trị giang mai dứt điểm, nhanh chóng

Bệnh giang mai có chữa được không? Cách điều trị giang mai dứt điểm như thế nào? Theo các tổ chức Y tế, bệnh Giang Mai có thể điều trị được bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh chuyên dụng. Ngoài ra, các bài thuốc bằng thảo dược cũng là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả cho bệnh giang mai ở thời kì đầu.

1. Hỏi đáp, bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do nhiễm xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum). Việc điều trị bệnh giang mai được bác sĩ chuyên khoa khuyến cao nên thực hiện sớm trong giai đoạn đầu, trước khi bệnh biến chứng trở nên nguy hiểm như: vấn đề tim mạch, ảnh hưởng thị lực, thần kinh…

Theo các bác sĩ chuyên ngành phụ sản thì bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm (trước giai đoạn 3: là giai đoạn các tổn thương ăn sâu vào các tổ chức như da, xương, gan, đặc biệt là tổn thương tim mạch và thần kinh trung ương) và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. 

Vì vậy trong khoảng từ 10 đến 90 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung bơm kim tiêm và có các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 1 thì người bệnh cần đến bệnh viện làm các xét nghiệm chẩn đoán giang mai. Vì có thể bệnh chỉ mới đang ở giai đoạn đầu, phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể chữa triệt để bệnh.

Về con đường lây bệnh giang mai từ người sang người: Theo nghiên cứu, xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể của con người chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng đường miệng, âm đạo và hậu môn. Bệnh giang mai cũng có thể lây truyền gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai hoặc lây qua các vết xước trên da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh còn lây truyền qua đường máu và trong thời kỳ mang thai khi chị em bị bệnh giang mai.

2. Cách chữa bệnh giang mai tại nhà bằng thảo dược:

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh giang mai, trong đó nhiều người bệnh vẫn lựa chọn thảo dược (cỏ cây được dùng làm thuốc chữa bệnh) xung quanh mình để chữa bệnh giang mai tại nhà. Một loại thảo dược không thể thiếu là thổ phục linh, vì thổ phục linh có công dụng điều trị bệnh giang mai; ngoài ra còn có công dụng chữa lở loét, giải độc, đau nhức xương khớp và đau họng…

2.1 Bài thuốc chữa bệnh giang mai 1:

- Nguyên liệu cần có: Cây thổ phục linh, cây kim ngân hoa, cây địa hoàng, cây mộc thông, cây xuyên khung, cây phòng phong.

- Cách làm: Đầu tiên người bệnh đem phơi khô các nguyên liệu trên. Sau đó cho vào nồi mỗi nguyên liệu một núm nhỏ cùng với 1 lít nước sạch, đem đun cho đến khi nước trong nồi còn khoảng nửa lít nước. Mỗi ngày uống từ 3 đến 4 lần để đạt được hiệu quả mong muốn.

2.2 Bài thuốc điều trị giang mai số 2:

- Nguyên liệu cần có: Cây thổ phục linh, cây địa hoàng, cây cam thảo, cây bạc hà á, cây nhẫn đông dằng, cây tiền hồ, cây khương hoạt.

- Cách làm: Đầu tiên người bệnh đem phơi khô các nguyên liệu trên. Sau đó cho vào nồi mỗi nguyên liệu một núm nhỏ cùng với 1 lít nước sạch, đun cho đến khi nước trong nồi còn khoảng nửa lít. Mỗi ngày uống từ 3 đến 4 lần. Uống như vậy khoảng từ 30 đến 40 thang để đạt được hiệu quả mong muốn.

2.3 Bài thuốc số 3:

- Các nguyên liệu cần có: Cây thổ phục linh, gai bồ kết sao khô, vỏ núc nác, é dầu ngựa.

- Cách làm: Đầu tiên người bệnh đem phơi khô các nguyên liệu trên. Sau đó cho vào nồi mỗi nguyên liệu một núm nhỏ cùng với 1 lít nước sạch, đun cho đến khi nước trong nồi còn khoảng nửa lít. Mỗi ngày uống từ 3 đến 4 lần để đạt được hiệu quả mong muốn.

2.4 Chữa bệnh giang mai bằng cây bồ công anh:

- Nguyên liệu cần có: Cây bồ công anh. Trong cây bồ công anh có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, B1 giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sự hồi phục của các cơ quan từ đó giảm bớt các triệu chứng của bệnh giang mai. Ngoài ra cây bồ công anh còn có công dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày và ung thư vú. (theo báo Hoa Kỳ).

- Cách làm: Nấu một nồi cháo trắng như bình thường, khi nước sôi cho cây bồ công anh đã rửa sạch vào. Ăn trong một khoảng thời gian đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.

2.5 Điều trị giang mai bằng cây hoa mai: 

- Nguyên liệu cần có: Hoa mai

- Cách làm: nấu một nồi cháo trắng như bình thường, khi nước sôi cho hoa mai đã rửa sạch vào.Ăn trong một khoảng thời gian đến khi đạt được hiệu quả.

Lưu ý: Những bài thuốc Đông y có ưu điểm là dễ kiếm nguyên liệu, cách làm đơn giản, nhưng để đạt hiệu quả cao nhất cần chú ý một số điều sau: 

- Kiếm đủ nguyên liệu, làm đúng cách, uống đúng và uống đủ theo liều lượng đã ghi.

- Không sử dụng thuốc Tây y khi đang sử dụng thuốc Đông Y.

- Ngoài ra cần bổ sung dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh và không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị…

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, không có một phương pháp điều trị tại nhà nào hiệu quả bằng việc người bệnh điều trị bằng phác đồ chữa bệnh giang mai của Bộ Y tế.

3. Phác đồ điều trị giang mai bộ y tế như thế nào:

Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai ở nam và nữ

- Tùy vào người bệnh đang ở giai đoạn bệnh giang mai sớm (nhỏ hơn hoặc bằng 2 năm) hay giai đoạn bệnh giang mai muộn (lớn hơn 2 năm hoặc không rõ thời gian bắt đầu mắc bệnh) mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất trong từng trường hợp.

- Trong một năm người bạn tình của người bệnh cần thường xuyên đi khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai và điều trị nếu bị mắc bệnh.

- Chủ yếu là điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú khi người bệnh bị giang mai ở giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) và có triệu chứng tim mạch (như viêm cơ tim, hẹp động mạch vành, hở van động mạch chủ, phình động mạch chủ và viêm động mạch chủ…) và triệu chứng thần kinh trung ương (như đột quỵ, viêm màng não, rối loạn chức năng dây thần kinh sọ não, chức năng thị giác, thính giác suy giảm, cột sống và liệt nhẹ toàn cơ thể…) và bệnh giang mai bẩm sinh.

3.1. Điều trị  bệnh giang mai người lớn và vị thành niên: 

- Bệnh giang mai ở giai đoạn sớm (nhỏ hơn hoặc bằng 2 năm):

+ Phác đồ điều trị ưu tiên: Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp sâu, với liều duy nhất.

+ Phác đồ điều trị thay thế: Trong trường hợp không có thuốc Benzathine Penicillin có thể thay thế bằng phác đồ sau:

• Procaine Penicillin 1.2 triệu đơn vị,  sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, tiêm trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.

• Nếu không có Procaine Penicillin hoặc bệnh nhân dị ứng với thuốc kháng sinh thuốc nhóm Penicillin thì dùng phác đồ điều trị sau: 

Doxycyclin 100mg, sử dụng đường uống 2 lần/ ngày, uống trong khoảng 10 ngày.

Ceftriaxon 1g, sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, tiêm trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.

Azithromycin 2g, sử dụng đường uống, với liều duy nhất.

- Bệnh giang mai ở giai đoạn muộn (lớn hơn 2 năm hoặc không rõ thời gian bắt đầu mắc bệnh): 

+ Phác đồ điều trị ưu tiên: Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ tuần trong 3 tuần liên tục, khoảng cách giữa 2 lần tiêm không quá 14 ngày.

+ Phác đồ điều trị thay thế: Trong trường hợp không có thuốc Benzathine Penicillin có thể thay thế bằng phác đồ điều trị sau:

• Procaine Penicillin 1.2 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, tiêm trong khoảng 20 ngày.

• Nếu không có Procaine Penicillin hoặc bệnh nhân dị ứng với thuốc kháng sinh thuốc nhóm Penicillin thì dùng phác đồ điều trị sau: 

Doxycyclin 100mg, sử dụng đường uống 2 lần/ ngày, uống trong khoảng 30 ngày.

3.2. Điều trị giang mai cho phụ nữ mang thai 

- Bệnh giang mai ở giai đoạn sớm (nhỏ hơn hoặc bằng 2 năm):

+ Phác đồ điều trị ưu tiên: Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp sâu, với liều duy nhất.

+ Phác đồ điều trị thay thế: Trong trường hợp không có thuốc Benzathine Penicillin có thể thay thế bằng phác đồ điều trị sau:

• Procaine Penicillin 1.2 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, tiêm trong khoảng 10 ngày.

• Nếu không có Procaine Penicillin hoặc bệnh nhân dị ứng với thuốc kháng sinh thuốc nhóm Penicillin thì dùng phác đồ điều trị sau: 

Ceftriaxon 1g, sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, tiêm trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.

Azithromycin 2g, sử dụng đường uống, với liều duy nhất.

Erythromycin 500mg, sử dụng đường uống 4 lần/ ngày, uống trong khoảng 14 ngày.

Lưu ý: Những chị em mắc bệnh giang mai thì sử dụng ngay thuốc Azithromycin và Erythromycin, vì những thuốc này không đi qua nhau thai vào thai nhi nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Bệnh giang mai ở giai đoạn muộn (lớn hơn 2 năm hoặc không rõ thời gian bắt đầu mắc bệnh): 

+ Phác đồ điều trị ưu tiên: Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ tuần trong 3 tuần liên tục, khoảng cách giữa 2 lần tiêm không quá 14 ngày.

+ Phác đồ điều trị thay thế: Trong trường hợp không có thuốc Benzathine Penicillin có thể thay thế bằng phác đồ sau:

• Procaine Penicillin 1.2 triệu đơn vị, sử dụng đường tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày, tiêm trong khoảng 20 ngày.

• Nếu không có Procaine Penicillin hoặc bệnh nhân dị ứng với thuốc kháng sinh thuốc nhóm Penicillin thì dùng phác đồ điều trị sau: 

Erythromycin 500mg, sử dụng đường uống 4 lần/ ngày, uống trong khoảng 30 ngày.

Lưu ý: Doxycycline chống chỉ định  cho phụ nữ mang thai vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

3.3. Điều trị bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ nhỏ

- Phác đồ điều trị bệnh giang mai được bác sĩ chỉ định

+ Benzathine Penicillin 100000 đến 150000 đơn vị/ kg/ ngày, sử dụng đường tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm trong khoảng từ 10 đến 15 ngày.

+ Procaine Penicillin 50000

 đơn vị/ kg/ ngày, sử dụng đường tiêm bắp, tiêm trong khoảng từ 10 đến 15 ngày.

Trong hai phác đồ này các bác sĩ nên ưu tiên chọn phác đồ Benzathine Penicillin hơn là phác đồ Procaine Penicillin, nếu có thuốc và các trang thiết bị đầy đủ.

- Các trường hợp được sử dụng phác đồ trên: 

Khi chị em đi khám thai định kỳ làm xét nghiệm test nhanh giang mai phát hiện kết quả dương tính. Hay trường hợp trẻ em khi sinh ra không có triệu chứng của bệnh giang mai nhưng người mẹ bị giang mai (chưa điều trị dứt điểm, chưa điều trị theo phác đồ cho phụ nữ mang thai và điều trị muộn trong vòng một tháng trước khi sinh). Hoặc không điều trị theo phác đồ đối với người lớn và vị thành niên.

Lưu ý: Trong trường hợp trẻ sinh ra không có triệu chứng lâm sàng của bệnh giang mai, người mẹ đã điều trị giang mai dứt điểm, không có nguy cơ tái phát lại thì chỉ cần theo dõi chặt chẽ và xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai thường xuyên. Nếu bác sĩ yêu cầu điều trị thì dùng phác đồ sau: Benzathine Penicillin G 50000 đơn vị/ kg/ ngày, sử dụng đường tiêm bắp, với liều duy nhất.

4. Chi phí và địa chỉ điều trị bệnh giang mai uy tín tại Hà Nội

Chi phí điều trị bệnh giang mai bao nhiêu tiền? Hiện nay, điều trị bệnh giang mai chủ yếu được thực hiện bằng thuốc kháng sinh. Với từng mức độ và gia đoạn nhiễm bệnh sẽ có sự chênh lệch về giá tiền.

Việc điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn 3 rất khó cần kết hợp nhiều loại thuốc nên chắc chắn sẽ có chi phí cao hơn.

Việc điều trị bệnh giang mai thường gặp phải vấn đề người bệnh tự ti và ngại đi khám. Hiểu được điều đó, PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic tổ chức dịch vụ xét nghiệm sàng lọc bệnh giang mai, điều trị bệnh dứt điểm và cam kết bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối. Người bệnh có thể thực hiện đăng kí khám bệnh giang mai Online qua ứng dụng Medihome để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Điều trị giang mai như thế nào hiệu quả nhất cần có sự tư vấn chuyên nghiệp từ bác sĩ chuyên khoa sau khi thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán tính trạng bệnh. Với từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ có sự điều chỉnh phác đồ điều trị hợp lý nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

TAGS :

bệnh giang mai giang mai điều trị giang mai

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo