HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại chỗ, cứu sống người bệnh 100%

Sơ cứu đột quỵ tại chỗ đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nhận được sự can thiệp từ đội ngũ Y Bác Sĩ. Theo thống kê của WHO, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đứng thứ 3 trên thế giới (sau bệnh về tim mạch và ung thư) bởi vậy ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng tai biến mạch máu não cần có cách xử trí kịp thời.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ ngay lập tức

BE FAST là quy tắc nhận biết đột quỵ sớm được hội tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức y tế lớn khác sử dụng để giúp cho người bệnh và người nhà bệnh nhân dễ dàng ghi nhớ về dấu hiệu của bệnh đột quỵ một cách nhanh nhất và cấp cứu kịp thời.

B (BALANCE): Người bệnh đột ngột mất thăng bằng, đau đầu dữ dội, chóng mặt và không có khả năng phối hợp các động tác.

E (EYESIGHT): Người bệnh bị giảm thị thực (mờ một bên hoặc cả hai bên mắt).

F (FACE): Mặt người bệnh có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn kéo dài từ mũi đến môi) bị lệch và dấu hiệu dễ phát hiện nhất là nụ cười méo mó khi người bệnh cười mở miệng lớn.

A (ARM): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên của cơ thể. Dầu hiệu dễ dàng nhất biết nhất là người bệnh không thể giơ hai tay lên cùng một lúc.

S (SPEECH): Người bệnh nói khó, phát âm chữ không rõ, nói dính chữ và nói ngọng bất thường. Cách kiểm tra đơn giản là hãy yêu cầu người bệnh lặp lại câu mà mình vừa nói.

Người mắc bệnh đột quỵ thường có một đến vài các triệu chứng nêu trên. Vì vậy khi phát hiện ra người bệnh có một trong các triệu chứng này cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời tránh những di chứng xảy ra.

Nguyên tắc phát hiện sớm biểu hiện khi bị tai biến mạch máu não

Nguyên tắc phát hiện sớm biểu hiện khi bị tai biến mạch máu não

2. Cách sơ cứu đột quỵ nhanh, đúng cách tại chỗ

Theo hướng dẫn từ các cơ sở y tế, cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não là sơ cứu ban đầu theo nguyên tắc ABC. (ABC là ba chữ cái đầu của ba từ Airway (đường thở) Blood (máu) và Circulation (tuần hoàn) ghép lại)

- Thứ nhất, A (Airway)

Quan sát xem người bệnh còn thở hay không. Nếu người bệnh có dấu hiệu ngừng thở cần thực hiện các thao tác hô hấp nhân tạo để kích thích khả năng hô hấp và tuần hoàn cho người bệnh. Vì bệnh nhân đột quỵ chỉ cần ngừng thở 4 phút thì bệnh nhân sẽ chết não và tử vong. Do đó việc kiểm tra đường thở của người bệnh là rất quan trọng. Ngoài ra cần loại bỏ các vật dụng ngăn cản đường thở như: tháo răng giả, nới lỏng quần áo đặc biệt là chị em phụ nữ. 

- Thứ hai, B (BLOOD):

Quan sát xem người bệnh có bị chảy máu ở đâu không. Nếu có cần tiến hành cầm máu cho người bệnh.

- Thứ ba, C (Circulation):

Quan sát, sờ xem các mạch máu lớn còn đập hãy không. Nếu như mạch không còn đập thì tiến hành xoa bóp tim, cấp cứu. 

Tiếp đó thực hiện sơ cứu đột quỵ cho người bệnh như sau;

- Đỡ hoặc dìu người bệnh, tránh làm người bệnh ngã gây tổn thương.

- Để người bệnh nằm ở chỗ thoáng mát, kê cao đầu từ 20 đến 30°.

- Nếu người bệnh còn tỉnh táo cố gắng trò chuyện với người bệnh, hỏi thông tin của người bệnh như: họ tên, số điện thoại của người nhà, tình trạng các bệnh đang mắc.

- Nếu người bệnh nôn đặt người bệnh nằm nghiêng một góc 45° rồi  tiến hành móc hết nhớt, chất nôn ở họng để tránh gây ngạt thở cho người bệnh.

- Nếu người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê cần kiểm tra tim mạch của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị ngừng tim cần hồi sức tim phổi ngay.

- Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Đưa người bệnh vào các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để các bác sĩ kịp thời xử lý, tránh những di chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bí quyết sơ cứu cho người bị tai biến nhanh tại chỗ

Cách sơ cứu cho người bị tai biến mạch máu não nhanh tại chỗ

3. Các câu hỏi liên quan tới sơ cứu đột quỵ não

3.1. Những sai lầm cần tránh khi xử lý tai biến mạch máu não

- Không tự ý xoa cạo gió, xoa dầu nóng, dùng kim đâm vào đầu ngón tay.

- Không được cho người bệnh ăn uống, uống bất kỳ loại thuốc nào.

- Không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân.

- Người xưa thường đồn nhau về cách chữa bệnh dân gian như uống an cung ngưu hoàng (chỉ có tác dụng bổ trợ, không được các cơ sở y tế lớn dùng), chích máu, nặn máu ở đầu ngón tay, dái tai hai bên, châm cứu, bấm huyệt… mà không đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay.

- Bôi vôi dưới lòng bàn chân.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não

Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não

3.2. Có phải các trường hợp sơ cứu đột quỵ đều giống nhau?

Câu trả lời ở đây là các trường hợp sơ cứu đột quỵ là khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Việc sơ cứu tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của người bệnh, tiền sử mắc bệnh, hiện đang mắc bệnh gì… để có hướng xử trí phù hợp. Ví dụ, đối với người bị bệnh tai biến, khi sơ cứu cần lưu ý một số điểm sau đây: 

- Không di chuyển người bệnh đến vị trí khác. Người thân cần để người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được cho người bị tai biến hay nghi ngờ tai biến uống bất kỳ thuốc gì vì cổ họng của họ có thể bị liệt và không thể nuốt được, có thể gây ngạt cho người bệnh.

- Không nên cho người bệnh uống thuốc Aspirin vì thuốc có khả năng gây chảy máu trong. Nếu người bệnh chẳng may đã dùng thuốc thì nên trình bày với bác sĩ.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng bái… mà phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

3.3. "Thời gian vàng" cứu chữa bệnh nhân đột quỵ?

Đối với người mắc bệnh đột quỵ "thời gian vàng" để cứu chữa cho người bệnh là từ 3 cho đến 6 tiếng (tốt nhất là trong vòng 3 tiếng). Trong bệnh đột quỵ càng mất nhiều thời gian càng mất nhiều tế bào não. Cụ thể cứ mỗi phút sau trôi qua người bệnh sẽ mất đi hơn 1,9 triệu neuron và 13,8 tỷ synap thần kinh. Người bệnh càng được đưa đến cơ sở y tế sớm thì cơ hội hồi phục điều trị càng cao. 

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Nguyễn Tiến Dũng (Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Nếu được xử trí trong vòng 90 phút đầu tiên từ lúc phát hiện ra các dấu hiệu, cứ 3 người được điều trị tái tưới máu thì 1 người sẽ trở về cuộc sống bình thường. Nếu tiết kiệm mỗi 15 phút thì cơ hội sống của người bệnh sẽ tăng thêm 4%. Vì vậy cần khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế tránh làm mất thời gian.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh. Đột quỵ cũng thế, mọi người có thể thực hiện tầm soát, và dự báo sớm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ dựa trên đánh giá các chỉ số sức khỏe toàn diện.

PKĐK Dr. Binh Tele_Clinic cung cấp gói tầm soát đột quỵ và dự báo nguy cơ 10 năm chỉ từ 955.000đ.

Gói khám bao gồm các nội dung kiểm tra và xét nghiệm chuyên môn được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm: kiểm tra chức năng gan, thận, kiểm tra nội tổng quát, siêu âm, chụp X-Quang, điện tim, kiểm tra mỡ máu...

Thay vì bỏ ra hàng chục triệu đồng để điều trị đột quỵ kèm theo các di chứng tai biến mạch máu não. Chủ đồng tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm chi phí.

Sơ cứu đột quỵ đúng cách giúp kéo dài sự sống người bệnh trước khi được đưa tới bệnh viện, giảm nguy cơ bị tử vong do đột quỵ. Trang bị thêm các kiến thức về sơ cấp cứu khần cấp không bao giờ là thừa trong các tình huống đột ngột.

TAGS :

sơ cứu đột quỵ tai biến tai biến mạch máu não đột quỵ

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo