HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Tại sao xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp? Bác sĩ trả lời

Rất nhiều người thắc mắc rằng “Tại sao xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp”. Đây là một trong cách bệnh lý về mắt và xảy ra khi mắt của người bệnh bị chấn thương. Bài viết dưới sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề đã thắc mắc ở phía trên.

1. Giải thích: tại sao xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp?

Xuất huyết tiền phòng là bệnh có nguyên nhân do bị chấn thương nhãn cầu khiến các mạch máu ở trong bị vỡ và tích tụ lại ở khoang trước. Nam giới từ 10 đến 20 tuổi thường hay mắc phải bệnh này. Chấn thương, va đập gây ra xuất huyết tiền phòng có thể đến từ việc tập luyện thể thao, ngã, … hoặc do tai nạn lao động. Một vài trường hợp là do phẫu thuật mắt, nhiễm trùng hoặc do bất thường ở mạch máu trong mắt.

Xuất huyết tiền phòng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh tăng nhãn áp nếu không được điều trị sớm.

Tại sao xuất huyết tiền phòng tuyến gây tăng nhãn áp - bệnh Glocom? Các ống dẫn lưu ngoại vi tiền phòng có thể bị tắc nghẽn hoặc tổn thương cấu trúc nếu lượng máu bị tích tụ quá nhiều trong mắt. Vấn đề này không kịp thời xử lý sẽ gây tăng nhãn áp và suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Mức độ máu càng cao thì càng gặp nguy cơ ảnh hưởng thị lực lớn.

Trong trường hợp xuất huyết ít, cơ thể sẽ tái hấp thu và mắt sẽ không gặp tổn thương lâu dài. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần phải thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. 

+ Lần thứ hai xuất huyết trong mắt thì tình trạng bệnh có thể nguy hiểm hơn lần đầu.

+ Những người bệnh có nguy cơ mắc xuất huyết tiền phòng cao hơn là những người bệnh có bệnh thiếu máu, hồng cầu có hình liềm…

+ Khi không được điều trị lúc mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một vài biến chứng như giác mạc bị ố, mống mắt bị dính…

Triệu chứng của xuất huyết tiền phòng rất nhiều kiểu khác nhau tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên triệu chứng phổ biến sẽ bao gồm:

+ Đau mắt: Người bệnh có hiện tượng đau mắt sau chấn thương hoặc do tăng nhãn áp

+ Thị lực suy giảm, mắt bị mờ và gặp hiện tượng mây che.

+ Nhạy cảm hơn khi gặp ánh sáng

+ Nhìn thấy máu trong mắt bệnh nhân khi quan sát

+ Bệnh nhân có thể gặp tình trạng đau đầu rất dữ dội nếu bị chảy máu tiền phòng dẫn tới tăng nhãn áp

Khi phân loại thì xuất huyết tiền phòng thường được chia làm 4 độ như sau

+ Độ 1: Tiền phòng bị lượng máu chiếm ⅓ chiều cao

+ Độ 2: Tiền phòng bị lượng máu chiếm từ ⅓ đến một nửa chiều cao

+ Độ 3: Lượng máu chiếm hơn phân nửa chiều cao tiền phòng

+ Độ 4: Tiền phòng bị lượng máu chiếm hết toàn bộ

Hình ảnh mắt bị xuất huyết tiền phòng tuyến gây biến chứng tăng nhãn áp

Hình ảnh mắt bị xuất huyết tiền phòng tuyến gây biến chứng tăng nhãn áp

2. Phương pháp điều trị bệnh xuất huyết tiền phòng tuyến ở mắt

Khi bị mắc bệnh xuất huyết tiền phòng, các y bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn một trong hai phương pháp sau để tiến hành điều trị.

2.1. Phương pháp điều trị nội khoa

Ở phương pháp này, người bệnh cần phải dùng các loại thuốc liệt điều tiết, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm steroid, thuốc hạ nhãn áp phối hợp với việc nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động trong một thời gian. 

Lúc nghỉ ngơi người bệnh cần phải nằm bất động, kê đầu cao và uống nước với lượng nước là nửa lít trong vòng 5 phút. Phần lớn các trường hợp bị xuất huyết tiền phòng, lượng máu có thể tự hấp thụ trong một thời gian.

Tư vấn điều trị bệnh về mắt bằng phương pháp điều trị nội khoa bởi Bác sĩ chuyên kho mắt

Tư vấn điều trị bệnh về mắt bằng phương pháp điều trị nội khoa bởi Bác sĩ chuyên khoa mắt

2.2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp:

+ Xuất huyết trong toàn bộ tiền phòng, đã sử dụng phương pháp điều trị nội khoa trong vòng ít nhất 4 ngày nhưng không có hiệu quả (cần đề phòng gặp biến chứng dây thần kinh thị giác bị teo)

+ Xuất huyết tiền phòng có kèm theo tăng nhãn áp lớn hơn 50 mmHg, dùng phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng

+ Giác mạc có dấu hiệu nhiễm máu

+ Nhãn áp lớn hơn 25 mmHg và lượng máu nhiều hơn ¾ tiền phòng kéo dài khoảng 7 ngày (cần đề phòng gặp biến chứng ngấm máu giác mạc)

+ Lượng máu nhiều hơn phân nửa tiền phòng kéo dài hơn một tuần (cần đề phòng gặp biến chứng tiền phòng bị dính góc)

Tại sao xuất huyết tiền phòng tuyến gây tăng nhãn áp ở mắt, cách điều trị hiệu quả

Tại sao xuất huyết tiền phòng tuyến gây tăng nhãn áp ở mắt, cách điều trị hiệu quả

3. Các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh xuất huyết tiền phòng

Tại sao xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp và các biến chứng khác ở mắt, chắc hẳn quý khách đã có câu trả lời. Ngoài vấn đề gây tăng nhãn áp thì bệnh xuất huyết tiền phòng còn tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm khác, như:

+ Xuất huyết tiền phòng nặng: Các biến chứng có thể gặp khi mắc xuất huyết tiền phòng bao gồm ngấm máu giác mạc, dây thần kinh thị giác bị teo (xuất hiện do không được điều trị khi tăng nhãn áp), mống mắt và mặt trước của thủy tinh thể bị dính hoặc dính với mặt sau của giác mạc gây ra hiện tượng đóng góc tiền phòng.

+ Tiên lượng: Phụ thuộc vào các yếu tố như tổn thương nhãn cầu kèm theo, xuất huyết tiền phòng tái phát xuất hiện (trường hợp bệnh nhân đang điều trị nội khoa hiệu quả và máu trong mắt đang hấp thụ tốt nhưng lại bị chảy máu trở lại và mờ, nhức mắt), các biến chứng khác là tăng nhãn áp, dây thần kinh thị giác bị teo, ngấm máu giác mạc.

Biến chứng bệnh tăng nhãn áp, tại sao xuất huyết tiền phòng tuyến gây tăng nhãn áp 

Câu hỏi “Tại sao xuất huyết tiền phòng gây tăng nhãn áp?” và các vấn đề đề khác liên quan tới bệnh Glocom Tăng nhãn áp ở mắt, quý khách có thể liên hệ tới phòng khám Dr. Binh Tele_Clinic bác sĩ chuyên khoa mắt Lê Thị Phương Đông và đội ngũ Bác sĩ CK II hỗ trợ tư vấn trực tiếp đúng chuyên môn.

TAGS :

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo