Tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Bác sĩ giải đáp
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Một món ăn truyền thống trong ngày Tết Việt đó là bánh chưng. Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường thì việc lựa chọn ăn món gì trong ngày Tết để vẫn đảm bảo sức khỏe vô cùng được quan tâm. Không chỉ bánh chưng, các thực phẩm khác như bánh dày, bún, bí đỏ… có phù hợp dành cho người bị tiểu đường ăn không?
1. Tư vấn, tiểu đường có ăn được bánh chưng không?
Bánh được làm từ gạo nếp dẻo có vị ngọt, bùi, béo ngậy của đậu xanh kết hợp với thịt mỡ và nhiều loại gia vị. Theo Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện 198 Doãn Thị Tường Vy: gạo nếp có chỉ số đường huyết của thực phẩm GI=85 và nằm trong nhóm cao nhất. Cụ thể, 100g gạo nếp chứa 74,9g bột đường, và trung bình, một chiếc bánh chưng cỡ vừa có trọng lượng khoảng 114g.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bánh chưng gồm:
+ 181 kCal Năng lượng
+ 4,3g chất đạm
+ 4,2g chất béo
+ 31,6g chất bột đường
+ 0,94g sắt
+ 1,4g kẽm
+ 0,6g chất xơ
+ 26g canxi
Với thành phần dinh dưỡng như trên và chỉ số đường huyết cao của gạo nếp dễ thấy, bánh chưng có thể gây các ảnh hưởng không tốt với sức khỏe người bị tiểu đường. Bởi vậy, người bị đái không nên ăn được bánh chưng nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đặc biệt, khi bánh chưng đã được luộc trong một thời gian dài để được dẻo và ngon sẽ làm cho thành phần tinh bột có trong bánh chưng được nấu chín và đường nhanh chóng được cơ thể hấp thu.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của bác sĩ, trong thực đơn dành cho người đái tháo đường cần hạn chế các món nhiều dầu mỡ, tuy nhiên, bánh chưng có nhân đậu xanh, thịt ba chỉ bởi vậy, người bị tiểu đường nên chú ý tới lượng chưng sẽ ăn đồng thời chú ý cân đối tinh bột và các chất dinh dưỡng khác. Những bệnh nhân đái tháo đường kèm theo các bệnh lý như tăng huyết áp, biến chứng tim mạch hay béo phì nên cân nhắc và hạn chế ăn bánh chưng càng ít càng tốt.
Người bị bệnh tiểu đường có ăn bánh chưng được không? Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn
2. Cách ăn bánh chưng không ảnh hưởng sức khỏe cho người bị tiểu đường
Việc ăn bánh chưng không kiểm soát, đặc biệt là trong những ngày Tết sẽ làm tốc độ tăng đường máu tăng nhanh, đặc biệt là món bánh chưng rán. Tuy vậy điều đó không có nghĩa là người bị đái tháo đường phải kiêng hoàn toàn món ăn truyền thống này.
Theo Chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vy, để đảm sức khỏe, không làm đường huyết tăng khi ăn bánh chưng bệnh nhân tiểu đường cần phải có cách ăn hợp lý. Mỗi lần ăn chỉ nên ăn khoảng ⅛ cái (khoảng 150g) và mỗi lần ăn cách nhau ít nhất 8 tiếng.
Bên cạnh đó, trước khi ăn bánh chưng, người bệnh nên ăn trước salad, măng, canh rau, dưa hành… các món chứa nhiều chất xơ và làm giảm khả năng hấp thụ bột đường. Nếu người bệnh ăn bánh chưng trong bữa ăn cần giảm bớt các món ăn chứa nhiều tinh bột như xôi, cơm, hoa quả hoặc miến…
Ngoài ra các bác sĩ khuyến cáo nên thường xuyên đo và theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể, đặc biệt là trước và sau khi ăn bánh chưng để có thể điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý.
Kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn bánh chưng để có sự điều chỉnh lượng ăn phù hợp
Chú ý lượng bánh chưng nạp vào cơ thể phù hợp
3. Lưu ý cho người Bệnh tiểu đường trong ngày Tết?
3.1. Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?
Trả lời: Người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bún bởi đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=26,5). Tuy nhiên bún có chứa nhiều đường đơn (carbohydrate) nếu nạp nhiều vào cơ thể có thể gây các ảnh hưởng không tốt. Bởi vậy dù bún không nằm trong các thực phẩm bệnh nhân đái tháo đường phải kiêng ăn, nhưng vẫn nên chú ý ăn quá nhiều bún trong một ngày và ăn liên lục.
3.2. Tiểu đường có ăn quýt được không
Bưởi, cam, quýt là những loại trái cây chứa nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp. Không những vậy, quýt còn có tác dụng giúp giảm đường huyết và tăng cường độ nhạy với Insulin trong tế bào.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng người bị bệnh đái tháo đường nên ăn khoảng 4 múi bưởi, một quả cam hoặc 2 quả quyết trong các bữa ăn phụ sẽ có lợi cho người bệnh.
3.3. Bệnh tiểu đường có ăn bắp được không?
Bắp ngô là thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ và có vị ngọt. Ngô chứa nhiều chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe, đặc biệt là có hàm lượng flavonoid cao và hợp chất phenolic giúp hỗ trợ giảm các bệnh mãn tính như tiểu đường….
Tuy nhiên, ngô vẫn thuộc thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bắp và cần theo dõi chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn.
3.4. Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?
Lựa chọn loại rau phù hợp cho người bệnh đái tháo đường nên ăn cần chú ý tới chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp, nhiều chất xơ và nitrat.
Một số loại rau có GI thấp người bị bệnh tiểu đường nên ăn: bông cải xanh, rau diếp, cà tím, ớt, măng tây, súp lơ, rau bina, cần tây…
3.5. Bệnh tiểu đường có ăn được bánh tẻ không?
Bánh tẻ là món ăn phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ với thành phần gồm: bột gạo tẻ, mộc nhĩ, thịt heo vai, lá chuối hoặc lá dong. Với thành phần như trên, có thể thấy bánh tẻ thuộc món ăn có thành phần tinh bột cao và người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều để tránh dẫn tới tăng đường huyết.
3.6. bệnh đái tháo đường có ăn bánh nếp được không?
Bánh nếp hay bánh ít (tên gọi khác của bánh nếp ở miền Nam) có nhiều công thức làm khác nhau với nguyên liệu chính là gạo nếp, phần nhân được làm từ thịt mỡ, thịt tôm hoặc đậu xanh mặn - ngọt… tùy từng vùng miền. Nhìn chung, bánh nếp cũng như bánh chưng có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Ít hay nhiều phụ thuộc vào từng công thức làm bánh. Với người bị bệnh đái tháo đường nên lựa chọn những bánh có nhân đậu xanh, ít ngọt, hạn chế lượng đường hoặc thịt mỡ có trong bánh.
Các món ăn ngày Tết tốt và không tốt với sức khỏe người bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Trên đây là câu hỏi chính xác nhất. Trong ngày Tết không chỉ có bánh chưng mà còn nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn khác như canh hầm, thịt kho tàu, dưa hành, củ kiệu, rượu bia… người bị đái tháo đường cần chú trọng việc điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cơ thể.