Giải thích về đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ ở góc nhìn Y học
- Những dấu hiệu thận yếu cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả
- Những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè và cách phòng tránh
- Sốt xuất huyết thường bị vào mùa nào? Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ được truyền tai nhau như 1 cách đơn giản để kiểm tra đột quỵ tại nhà. Điều này đã tạo nên một trào lưu trên cộng đồng trên khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok.. trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng. Trước đó, đã có hơn 2000 người tham gia hưởng ứng thử thách này. Tuy nhiên, phương pháp đứng 1 chân test đột quỵ có thật sự chính xác?
1. Giải thích về phương pháp kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân
Giải thích về việc kiểm tra đột quỵ bằng cách đứng 1 chân, về bản chất đứng 1 chân lâu hay chậm phụ thuộc vào khả năng giữ thăng bằng. Khả năng giữ thăng bằng có tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: luyện tập, trong lượng cơ thể, hệ thống xương khớp, cơ, hệ thống giữ thăng bằng của hệ thần kinh như tiền đình, tiểu não…
Do đó, xét theo khía cạnh đó, việc người không thể đứng đứng được 1 chân quá lâu có một phần nguyên nhân do các tổn thương bên trong não. Vậy, đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ có chính xác không? Tới nay đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra về bài test này.
Đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ hay trào lưu “đứng 1 chân” xuất phát từ một nghiên cứu kiểm tra đột quỵ tại Đại học Y Khoa Kyoto (Nhật Bản) với sự tham gia của gần 1400 người có độ tuổi trung bình là > 67. Kết quả nghiên cứu này cho thấy 95,8% người tham gia không thể đứng thăng bằng được quá 20 giây. Và trong 95,8% người này có 50% người có kết quả MRI não bộ (chụp cộng hưởng từ) cho thấy có 1-2 ổ máu lỗ khuyết do cục máu đông và 45% hình ảnh vi xuất hiện. Theo các chuyên gia, đó gọi là “cơn đột quỵ im lặng”.
Trên thực tế, phương pháp Test đột quỵ đứng 1 chân đã có từ thời xa xưa trong các bài tập khí công, yoga.
Tại Anh Quốc, hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh cũng đã tiến hành thực hiện một khảo sát quốc gia dựa trên 2766 người ở độ tuổi 53 với 3 bài kiểm tra đơn giản trong đó có “nhắm mắt đứng một chân”. Sau 13 năm, khảo sát lại, các nhà nghiên cứu tại Anh cho thấy 177 người tham gia đã mất (trong đó có 88 người mất do ung thư, 47 người do đột quỵ và 42 người mất do nguyên nhân khác)
Bài nghiên cứu cho thấy, người chỉ đứng được 2 giây có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với người đứng được từ 10 giây trở lên trong 13 năm tiếp theo. Và bài kiểm tra “nhắm mắt đứng 1 chân” cho kết quả dự đoán nguy cơ tử vong cao nhất trong 3 bài kiểm tra.
Bởi vậy, trường hợp bạn thực hiện tiến hành đứng 1 chân kiểm tra tai biến mạch máu não và không thể đứng qua 20 giây không hoàn toàn khẳng định bạn có nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên, vẫn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng nguy hiểm xảy ra đột ngột khi có sự suy giảm hoặc gián đoạn dòng chảy do có sự xuất hiện của cục máu đông hoặc mạch máu bị đứt. Tai biến mạch máu não có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng như: liệt nửa người, bại liệt toàn thân thậm chí là tử vong.
Bài kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân, nhắm mắt có chính xác thật hay không
2. Hướng dẫn đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ đúng cách
Để thực hiện test đột quỵ đứng 1 chân đúng cách, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đồ gồm: đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại có chức năng bấm giờ
Bước 2: Tháo giày, dép, đứng trên một vị trí bằng phẳng, đặt 2 tay lên ngang hông
Bước 3: Dùng một chân làm trụ và chân còn lại co lên vuông góc với chân trụ
Bước 4: Nhắm mắt lại và giữ nguyên tư thế, bắt đầu tính giờ
Đây là phương pháp kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân cơ bản nhất được nhiều người thực hiện. Theo bác sĩ Michael Mosley (Anh), để đo chính xác nhất bạn nên thực hiện 3 lần và chia thời gian trung bình của 3 lần kiểm tra. Nếu thời gian giữ thăng bằng trung bình ít hơn 20 giây mà nguyên nhân không phải do các yếu tố vật lý như đau gối, đau chân… thì bạn nên tới cơ sở Y Tế để được thăm khám chuyên sâu và xác định rõ nguyên nhân.
Hướng dẫn test đột quỵ bằng đứng 1 chân đúng cách
Ngoài ra, bác sĩ Michael cũng lưu ý, đứng một chân nhắm mắt có độ khó cao hơn so với mở mắt. Do vậy hãy chú ý thực hiện đứng 1 chân test đột quỵ chính xác để có sự đánh giá khách quan về sức khỏe não bộ.
Nếu kết quả về thời gian test đột quỵ đứng 1 chân quá ngắn cũng đừng quá lo lắng. Việc này có thể do nhiều nguyên nhân và chủ yếu là do luyện tập. Đặc biệt với người trên 50 tuổi có thể thực hiện luyện tập để cải thiện dần kết quả bằng phương pháp sau:
Bước 1: Đứng trên chân trái 30 giây và mở mắt
Bước 2: Đổi qua đứng trên chân phải 30 giây
Bước 3: Thực hiện mỗi chân 2 lần, mỗi tối và sáng
Với người có nguy cơ cao xảy ra tai biến mạch máu não như người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, người bị cao huyết áp… cần chú ý kiểm tra sức khỏe, sử dụng các loại thuốc chống đột quỵ hiệu quả, ngoài ra có thể tập các bài luyện tập chống đột quỵ một cách phù hợp.
Luyện tập đúng cách đứng 1 chân kiểm tra tai biến mạch máu não
Việc phòng và tầm soát sớm các nguy cơ gây đột quỵ sớm là điều vô cùng cần thiết, bởi ngay cả khi xảy ra đột quỵ và được cấp cứu kịp thời, vẫn có thể xảy ra nhiều rủi ro cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sau nay.
PKĐK Dr. Binh Tele_clinic cung cấp gói khám và dự báo nguy cơ đột quỵ 10 năm. Khách hàng sẽ được thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh toàn diện để kiểm tra các chỉ số sức khỏe về đường huyết, tim mạch, huyết áp, não bộ… nhằm phát hiện các nguy cơ gây tai biến đột ngột. Ngoài ra, quý khách sẽ được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà qua điện thoại thông minh kết nối trực tiếp với nhân viên y tế 24/24h. Xem chi tiết: https://drbinh.com/goi-du-bao-chuyen-sau-10-nam-nguy-co-cac-benh-ly-tim-mach-chu-yeu
Trên đây là các thông tin về phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ. Bên cạnh bài kiểm tra đột quỵ, mỗi người hãy chú ý tới phương pháp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ sớm.