HOTLINE: 19009204

  • tieng-viet
  • tieng-anh

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? 9 điều cần biết

Đột quỵ và tai biến mạch máu não có giống nhau không? Đột quỵ và tai biến là hai thuật ngữ trong Y học nhiều bệnh nhân hay nhầm lẫn. Cùng tìm hiểu và phân biệt chính xác hai khái niệm trên xem nó khác nhau như thế nào.

1. Tìm hiểu bệnh đột quỵ và bệnh tai biến mạch máu não có giống nhau không?

Nhiều người bệnh cho rằng bệnh đột quỵ và bệnh tai (tai biến mạch máu não) là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì thực chất chúng chỉ chung một căn bệnh cấp tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Bệnh đột quỵ (hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não) (stroke) xảy ra khi nguồn máu cấp cho não bị tắc nghẽn gây ra sự gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não sẽ bị thiếu oxy, dĩnh dưỡng và các tế bào não sẽ bắt đầu chết trong vài phút. Theo tổ chức Y tế Thế Giới WHO, đây là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương.

Theo định nghĩa này một số trường hợp chảy máu dưới nhện (là tình trạng máu bị rò rỉ chảy vào khoảng trống giữa não và màng não) sẽ không được xếp vào bệnh đột quỵ não. Một số trường hợp đó là tình trạng bệnh nhân còn tỉnh táo, có đau đầu nhưng không có dấu hiệu tổn thương khu trú hệ thần kinh, cứng gáy không rõ ràng, không liên tục và không kéo dài quá vài tiếng…).

Hiện trạng mắc bệnh đột quỵ: Nhìn chung tỷ lệ đột quỵ não trên thế giới vẫn còn cao, trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng ở các nước Châu Á. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc của đột quỵ não dao động từ 500 đến 800 trên 100.000 người dân. Ở Việt Nam tỷ lệ hiện mắc dao động từ 104 (ở một số quận Hà Nội) đến 106 (Huế), 157 (thị xã Hà Đông) và 409 trên 100.000 người dân (Thành phố Hồ Chí Minh).

Tỷ lệ của các thể đột quỵ:

• Nhồi máu não có tỷ lệ cao nhất (80-90%), trong đó: huyết khối động mạch não chiếm khoảng 60 đến 70%, tắc mạch máu chiếm khoảng 15 đến 25%.

• Đột quỵ chảy máu não chiếm khoảng 15 đến 20%, trong đó: chảy máu não chiếm khoảng 10 đến 15%, chảy máu não dưới nhện vào khoảng 15%.

Đột quỵ và tai biến có khác nhau không? Trả lời dưới góc nhìn y khoaĐột quỵ và tai biến có khác nhau không? Trả lời dưới góc nhìn y khoa

2. Các câu hỏi liên quan tới bệnh đột quỵ và bệnh tai biến mạch máu não

2.1. Tìm hiểu đột quỵ có triệu chứng gì

Bệnh đột quỵ hay tai biến thường xuất hiện đột ngột và rất khó phát hiện dấu hiệu cảnh báo trước. Hoặc nếu có phát hiện sự bất thường cơ thể thường hay bị bỏ qua hoặc nhầm với các dấu hiệu của động kinh:

6 Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ: Nếu một người có sức khỏe bình thường mà thấy các triệu chứng sau cần phải nghi ngờ về khả năng bị bệnh đột quỵ:

+ Đột ngột thấy yếu liệt, tê mặt - chân - tay, một hoặc cả cơ thể.

+ Mất khả năng nói, nói khó khăn hoặc không hiểu lời người khác nói.

+ Mất thị lực hoặc nhìn mờ (đặc biệt là khi chỉ bị một bên mắt).

+ Chóng mặt không rõ nguyên nhân (đặc biệt là khi kết hợp với các triệu chứng thần kinh khác), ngã đột ngột hoặc đi không vững.

+ Mất ý thức 

+ Đau đầu đột ngột…

Với một số trường hợp người có nguy cơ cao xảy ra tai biến như người cao tuổi, người có tiền sử bị bệnh tim mạch, bị các bệnh mãn tính… cần theo dõi dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần hoặc trước 30 ngày để có biện pháp phòng ngừa.

- Các triệu chứng thần kinh khu trú: 

+ Các triệu chứng vận động: liệt nửa người hoặc cả cơ thể, nuốt khó, rối loạn cân bằng.

+ Các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ: khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt lời nói; khó khăn khi viết, đọc, tính toán.

+ Các triệu chứng cảm giác, giác quan:

• Rối loạn cảm giác thân thể: từng phần hoặc nửa người.

• Rối loạn thị giác: giảm thị lực một hoặc hai bên mắt, nhìn manh (nhìn mọi vật thành một nửa), nhìn đôi (nhìn mọi vật gấp đôi lên)…

• Các triệu chứng tiền đình: người bệnh cảm thấy buồn nôn chóng mặt.

• Các triệu chứng về nhận thức: rối loạn định hướng trong không gian, khó khăn trong việc phác thảo lại hình vẽ như vẽ cái đồng hồ, bông hoa… hoặc hay quên.

• Các triệu chứng thần kinh khác như: rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần, rối loạn cơ vòng,  hội chứng màng não…

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ và tai biến nhẹ - nặng qua các triệu chứng lâm sàng

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ và tai biến nhẹ - nặng qua các triệu chứng lâm sàng

2.2. Người bị bệnh tai biến mạch máu não thời gian sống được là bao lâu?

Tuổi thọ của những người mắc bệnh tai biến mạch máu não phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Thứ nhất, mức độ tổn thương của não: nếu vùng não bị tổn thương ít thì khả năng phục hồi sẽ tốt hơn và thời gian sống của người bệnh cũng sẽ được kéo dài hơn.

- Thứ hai, cấp cứu kịp thời: người bệnh được cấp cứu trong vòng 90 phút từ khi phát hiện ra bệnh sẽ hạn chế tối đa những di chứng và tỷ lệ tử vong.

- Thứ ba, tuổi tác và tình hình sức khỏe của người bệnh: người lớn tuổi, sức đề kháng kém và mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,... thì khả năng sống sót sẽ kém hơn những người trẻ tuổi , có sức đề kháng tốt.

- Thứ tư, hiệu quả sau khi sử dụng các phương pháp điều trị: tùy thuộc vào việc sau khi sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu có mang đến tác động tích cực hay không?

- Thứ năm, tốc độ phục hồi sau tai biến: người bệnh sau khi điều trị có thể nhanh chóng đi lại, tự thực hiện các động tác hàng ngày hay không?

- Cuối cùng, tâm lý lạc quan: tâm lý lạc quan là một yếu tố rất quan trọng để người bệnh kiên trì hợp tác với các phương pháp điều trị của bác sĩ.

Với câu hỏi người bị bệnh tai biến mạch máu não có thể sống được bao lâu vẫn chưa có con số cụ thể. Theo Tiến sĩ, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai Vũ Đăng Lưu cho biết, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh tai biến mạch máu não, 50% trong số đó tử vong và trong số những người còn sống thì có đến 90% trường hợp có di chứng sau này.

Bị bệnh đột quỵ có cứu được không? Học ngay cách sơ cứu đột quỵ sớm

Bị bệnh đột quỵ có cứu được không? Học ngay cách sơ cứu đột quỵ sớm

2.3. Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? 

Nhiều người vẫn cho rằng bệnh tai biến mạch máu não là bệnh "trời gọi ai, người đó dạ", nhưng trên thực tế các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, căn bệnh nguy hiểm này có thể được chữa khỏi, dự phòng với giải pháp chính là tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống.

2.4. Khi phát hiện bị đột quỵ nên làm gì?

Khi quan sát ai đó có ít nhất một trong 3 triệu chứng (nói khó, yếu tay chân, mặt lệch) hãy ngay lập tức gọi xe cấp cứu đồng thời thực hiện các bước sơ cứu đột quỵ.

- Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu người bệnh bị hôn mê. Nếu người bệnh tỉnh táo có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tiện nào sẵn có để cấp cứu kịp thời.

- Trong lúc chờ xe đến có thể sơ cứu như sau:

+ Quỳ sang một bên của người bệnh, đặt tay người bệnh hướng lên trên vuông góc với bạn.

+ Kéo tay bên kia của người bệnh lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài.

+ Kéo chân co lên để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay về phía cửa bạn.

+ Hoàn thành tư thế hồi sức.

Hướng dẫn cách xử trí đột quỵ cấp cứu sống người bệnh

Hướng dẫn cách xử trí đột quỵ cấp cứu sống người bệnh

2.5. Uống thuốc chống đột quỵ có tốt không?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thuốc phòng chống đột quỵ chưa được kiểm định, bán tràn lan trên thị trường người bệnh không nên dùng những loại thuốc này.

 Phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản bằng thuốc là phương pháp được nhiều bác sĩ chỉ định. Tùy theo tình trạng và tiền sử mắc bệnh, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh loại thuốc chống đột quỵ phù hợp:

- Thuốc có tác dụng ngăn cản quá trình đông máu và giảm các yếu tố gây đông máu: Heparin, Enoxaparin, Thuốc kháng Vitamin K, Axit acetylsalicylic, Pradaxa.

- Thuốc có tác dụng giảm cholesterol máu: Lovastatin, Ezetimibe. 

- Thuốc điều trị huyết áp: Verapamil, Furosemid,Captopril, Irbesartan. 

2.6. Uống thuốc chống đột quỵ khi nào là tốt nhất?

Thời điểm uống thuốc chống đột quỵ tốt nhất là trước khi bị bệnh đột quỵ. Đối với những người có tiền sử bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh rối loạn mỡ máu,... cũng nên sử dụng thường xuyên. Để tránh các tương tác thuốc xảy ra nên uống thuốc chống đột quỵ cách các thuốc khác ít nhất là 30 phút. Đồng thời cần phải uống đúng lời lượng, thời điểm uống và tuyệt đối không được tự ý tăng liều, giảm liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Uống thuốc chống đột quỵ có tốt không? Khi nào nên uống thuốc chống đột quỵ

Uống thuốc chống đột quỵ có tốt không? Khi nào nên uống thuốc chống đột quỵ

2.7. Ăn gì để chống bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não)

Cách tốt nhất để chống bệnh đột quỵ là sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, có chế độ ăn khoa học như: ăn nhiều rau xanh,trái cây, các loại đậu và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Một số nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày bạn ăn 10 gam chất xơ bạn có thể giảm 12% nguy cơ bị bệnh đột quỵ.

- Rau xanh: Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), tiến hành tăng thêm vào khẩu phần ăn 75mg rau xanh hoặc trái cây mỗi ngày có thể giảm 6% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke trên 70.000 người phụ nữ, những người ăn nhiều trái cây như cam quýt có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ thấp hơn so với những người ít ăn loại trái cây này

- Các loại ngũ cốc: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 2019, ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt là món ăn cho người bị đột quỵ có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh đột quỵ. Bởi vì chúng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin B, magie, sắt… đây đều là những chất tốt cho tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ.

- Tỏi: Ăn gì để không bị đột quỵ? Tỏi có thể làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa các cục máu đông hình thành trong cơ thể người. Một nghiên cứu cho thấy, ăn tỏi thường xuyên có khả năng giảm tới 50% bệnh đột quỵ.

- Cà chua: Trong cà chua có chứa một lượng lycopen cao, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Nếu chưa biết ăn gì để giảm nguy cơ đột quỵ và tai biến thì cà chua chính là một thực phẩm hiệu quả cần cỏ trong gian bếp.

Theo một phân tích được công bố trên Neurology, theo dõi 1000 người đàn ông Phần Lan (từ 46 đến 55 tuổi), những người có hàm lượng lycopen cao nhất thì nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 55% so với những người có hàm lượng lycopen thấp.

- Cà phê và trà xanh: Một kết quả nghiên cứu kéo dài 13 năm trên 80000 người trưởng thành ở Nhật Bản cho thấy, những người uống 1 đến 2 tách cà phê và 2 đến 3 tách trà xanh mỗi ngày giảm 14% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

Theo nghiên cứu của ông Yoshihiro Kokubo, trong trà xanh có chứa hợp chất catechins có tác dụng chống oxy hóa, chống đông máu và chống viêm. Trong cà phê có chứa axit chlorogenic ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2 từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

- Chocolate: Những người ăn Chocolate có tỷ lệ thấp hơn, nhất là Chocolate đen có hàm lượng cacao cao.

- Thực phẩm giàu Kali: Người bị đột quỵ nên ăn gì? Gồm rau xanh, khoai lang, chuối, đậu,... Theo một nghiên cứu trên 90000 người ohuj nữ mãn kinh trong vòng 11 năm cho thấy, những người tiêu thụ khoảng 2600 mg Kali mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh đột quỵ thấp hơn 12% so với những người tiêu thụ ít hơn.

- Thực phẩm giàu Magie: Gồm rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu,…

- Cá: Đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá thu có chứa nhiều Omega- 3 giúp ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, tăng huyết áp.

Một nghiên cứu của Đại học Y Harvard (Mỹ) trong vòng 12 năm, trên 5000 người tuổi từ 65 trở lên, nếu ăn cá 1 đến 4 lần trong tuần có khả năng giảm 27% nguy cơ bị bệnh đột quỵ.

Bên cạnh đó các loại thực phẩm kể trên cũng chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm viêm và phá hủy các mảng bám ở động mạch, từ đó cải thiện tình trạng lưu thông máu.

Ngoài ra cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chiên rán, thịt bò, nội tạng động vật và ăn mặn,...

10g chất xơ có thể giảm được 12% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ 10g chất xơ có thể giảm được 12% nguy cơ mắc bệnh đột quỵ 

2.8 Đề phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não và đột quỵ đơn giản

2.8.1 Tuân thủ điều trị- chìa khóa vàng trong dự phòng bệnh đột quỵ

Để tăng hiệu quả điều trị, giảm biến chứng và tỷ lệ tử vong, người bệnh cần tin tưởng vào sự điều trị của bác sĩ, không nên tự ý bỏ thuốc hoặc tự điều chỉnh liều (tăng liều hoặc giảm liều), số lần dùng trong ngày và thời gian dùng (trước bữa ăn, sau bữa ăn, sáng, trưa, chiều, tối),... Khi người bệnh sử dụng thêm bất kỳ thuốc nào ngoài thuốc mà bác sĩ kê đơn, cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh gây ra các thuốc tương tác xấu với nhau. 

Hậu quả và gánh nặng của đột quỵ gây ra là vô cùng nghiêm trọng đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chế độ điều trị. 

2.8.2 Thay đổi lối sống - Giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh đột quỵ

Bên cạnh các bệnh dẫn đến bệnh đột quỵ như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh suy tim, van tim, rung nhĩ…. thì lối sống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, ăn mặn, lười vận động, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu/ bia, sử dụng chất kích thích… cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đột quỵ. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn là cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản.

- Bữa ăn lành mạnh: gồm nhiều rau củ, trái cây tươi, ít chất béo không bão hòa (mỡ động vật, nội tạng…), hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn (không quá 5 gam muối trong ngày), hạn chế các loại khô/ mắm…

- Hạn chế hút thuốc lá

- Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn.

- Hoạt động thể lực: việc này giúp kiểm soát cân nặng, điều hòa huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Hội tim mạch châu Âu năm 2016 khuyến cáo, nên hoạt động thể lực trung bình 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Với các hoạt động như: đi bộ nhanh, đạp xe chậm, chơi tennis, các hoạt động dưới nước…

2.9 Bệnh Đột quỵ tiếng anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản là gì?

Bệnh đột quỵ tiếng Anh là Stroke.

Bệnh đột quỵ tiếng Trung Quốc là zhongfeng (中风).

Bệnh đột quỵ tiếng Nhật Bản là Nou Sochu (脳卒中).

Tóm lại, bệnh đột quỵ và bệnh tai biến mạch máu não là tên gọi của cùng một bệnh, nó có thể gây ra những di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ người bệnh cần thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

TAGS :

tai biến tai biến mạch máu não đột quỵ đột quỵ và tai biến

TIN MỚI

Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần

Sáng: 7h30 đến 12h00 - Chiều: 13h30 - 17h00

Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 1900 9204

Điện thoại.(024)-3.622.77.99

Email: support@drbinh.com - Website: www.drbinh.com

Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của:

Top
zalo
zalo